Ưu điểm và lợi thế của phương thức xét tuyển bằng học bạ lớp 12

Thứ năm - 31/05/2018 06:51 1.083 0
GD&TĐ - Với ưu điểm linh hoạt, thuận tiện và đặc biệt là cho phép thí sinh chủ động hơn trong quá trình xét tuyển, phương thức xét tuyển Đại học bằng học bạ lớp 12 đang dần khẳng định được sức hút của mình.
Ưu điểm và lợi thế của phương thức xét tuyển bằng học bạ lớp 12

Năm 2018, ngoài phương thức xét điểm thi THPT, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tiếp tục áp dụng phương thức xét tuyển học bạ lớp 12 và đã nhận được hơn 31.000 hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học. Con số thể hiện sự quan tâm tin tưởng của đông đảo thí sinh và Quý phụ huynh góp phần khẳng định vị thế, uy tín của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành trong những năm qua.

Theo đó, với phương thức xét học bạ, thí sinh cần tốt nghiệp THPT và có tổng điểm trung bình năm lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên, hoặc điểm trung bình chung cả năm lớp 12 đạt từ 6.0 trở lên.

Giảm áp lực thi cử

Có thể nói, việc chọn xét tuyển theo học bạ mang nhiều ưu điểm nổi bật. Bởi trong quá trình xét tuyển thí sinh có thể chủ động lựa chọn những môn học có kết quả tốt nhất để đăng kí xét tuyển. Hơn nữa, phương thức này giúp thí sinh tránh được tình trạng “may rủi” trong kỳ thi THPT bởi các yếu tố như tâm lý, sức khỏe…

Vì thế xét học bạ được xem như là phương thức “tối ưu” nhất giúp thí sinh giảm áp lực thi cử, song các bạn vẫn chọn được ngành nghề phù hợp, phát huy giá trị tài năng, thỏa mãn đam mê và đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Chỉ cần các bạn nổ lực hết mình và có kết quả tốt nhất tại kỳ thi tốt nghiệp THPT.

 Hơn nữa, phương thức này áp dụng được cho tất cả các bạn học sinh đã tốt nghiệp ở những năm học trước đó. Đây  được xem là một cơ hội cho tất cả các bạn được bước vào cánh cửa giảng đường đại học như mong muốn của bản thân.

Ưu điểm và lợi thế của phương thức xét tuyển bằng học bạ lớp 12 - Ảnh minh hoạ 3
 Sinh viên Khoa Điện- Điện tử Trường ĐH Nguyễn Tất Thành 

Khả năng trúng tuyển cao

Xét tuyển bằng học bạ lớp 12 còn có ưu điểm nổi bật là đa dạng tổ hợp môn xét tuyển. Thí sinh có quyền chọn lựa tổ hợp môn có tổng điểm cao nhất để dễ dàng chủ động về khả năng trúng tuyển của mình.

Bên cạnh đó, xét tuyển bằng phương thức học bạ lớp 12 còn có lợi thế là ổn định và chắc chắn. Cho dù điểm kết quả của kỳ thi THPT có như thế nào cũng không ảnh hưởng đến kết quả xét tuyển đại học. Thí sinh nộp hồ sơ càng sớm thì khả năng trúng tuyển đại học càng cao.

Điểm học bạ là thành quả cố gắng của cả năm học và nó xứng đáng trở thành “chìa khóa” mở thành công cánh cửa Đại học cho các bạn thí sinh.

Hình thức xét tuyển đơn giản

Để chuẩn bị bộ hồ sơ xét học bạ không khó, chỉ cần tải phiếu đăng ký trên website trường ĐH Nguyễn Tất Thành, bản photo công chứng học bạ THPT, bản photo công chứng bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT, giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có). Tuy nhiên, thí sinh chưa có kết quả thi THPT vẫn có thể nộp trước phiếu đăng ký để được ưu tiên xét trong đợt 1.

Ngoài ra, các bạn thí sinh cũng có thể đăng ký dưới hình thức trực tuyến tại http://tvts.ntt.edu.vn/

Tại trường ĐH Nguyễn Tất Thành, các bạn không phải băn khoăn về giá trị bằng cấp, chính sách ưu đãi, chương trình đào tạo, chất lượng giảng dạy…Sẽ không có bất kỳ sự phân biệt nào giữa các thí sinh trúng tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia và thí sinh trúng tuyển theo học bạ THPT.

Các bạn học sinh sau khi trúng tuyển và nhập học tại trường ĐH Nguyễn Tất Thành sẽ được học cùng một chương trình đào tạo, cùng thời gian đào tạo, điều kiện vật chất học tập và sau khi tốt nghiệp sẽ đều nhận được bằng Đại học chính quy do Bộ GD­ĐT cấp.

ĐH Nguyễn Tất Thành luôn khuyến khích các bạn lựa chọn cả 2 phương thức xét tuyển nhằm tăng khả năng trúng tuyển vào Đại học.

Ưu điểm và lợi thế của phương thức xét tuyển bằng học bạ lớp 12 - Ảnh minh hoạ 4
 Sinh viên Khoa thanh nhạc Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

Cách thức xét tuyển theo phương thức học bạ tại ĐH Nguyễn Tất Thành

Hiện nay, ĐH Nguyễn Tất Thành dành chỉ tiêu cao cho phương thức xét tuyển học bạ với tỷ lệ 50%. Để tham gia xét tuyển, thí sinh cần đáp ứng các yêu cầu:

-          Hoàn thành tốt nghiệp THPT

-          Tổng điểm trung bình năm lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên, hoặc điểm trung bình chung cả năm lớp 12 đạt từ 6.0 trở lên.

Hồ sơ đăng xét tuyển bao gồm:

-          Phiếu đăng ký xét tuyển có đóng dấu xác nhận;

-          Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc bằng tốt nghiệp THPT ( bổ sung sau khi tốt nghiệp)

-          Học bạ THPT (bản sao);

-          01 phong bì dán tem ghi rõ địa chỉ người nhận;

-          Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).

-          Lệ phí xét tuyển: 30.000 đồng

Cách thức nộp hồ sơ:

Thí sinh có thể nộp hồ sơ theo 2 cách

-          Cách 1: Nộp trực tiếp hoặc gửi chuyển phát nhanh theo đường bưu điện đến địa chỉ : Đại học Nguyễn Tất Thành – 300A Nguyễn Tất Thành, Phường 13, Quận 4, TP. HCM.

-          Cách 2: Thí sinh có thể đăng ký trực tiếp trên hệ hệ thống đăng ký của nhà trường tại http://tvts.ntt.edu.vn/

Thời gian xét tuyển: Dự kiến chia làm 7 đợt

Đợt 1: 03/05/2018-11/06/2018                          

Đợt 2: 03/07/2018-09/07/2018

Đợt 3: 10/07/2018-16/07/2018                         

Đợt 4: 17/07/2018-23/07/2018

Đợt 5: 24/07/2018-30/07/2018                         

Đợt 6: 31/07/2018-06/08/2018

Đợt 7: 07/08/2018-13/08/2018

Như vậy, để cánh cửa đại học năm 2018 rộng mở, song song với phương thức xét tuyển đại học dựa vào kết quả thi THPT Quốc gia thông thường, các em học sinh có thể vào đại học bằng con đường khác dễ dàng hơn. Hi vọng thông qua bài viết này, các bạn thí sinh sẽ có cái nhìn rõ nét hơn về phương thức xét tuyển học bạ THPT, qua đó chọn cho mình hướng đi đúng đắn và phù hợp, đạt kết quả cao bằng chính năng lực học tập của mình.

Với triết lý đào tạo Thực học, thực hành, thực danh, thực nghiệp” và mô hình gắn kết 4 nhà “nhà trường – nhà doanh nghiệp – nhà quản lý – nhà nghiên cứu”. ĐH Nguyễn Tất Thành cũng tạo ra liên minh chiến lược với các doanh nghiệp, bệnh viện, viện nghiên cứu nhằm thúc đẩy hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học đồng thời tạo môi trường làm việc và thực tập cho sinh viên ngay trong quá trình học. Trước tình trạng thất nghiệp đang  ở mức “báo động” như hiện nay,  nhà trường luôn cam kết tỷ lệ 95% sinh viên ra trường có việc làm sau 6 tháng đến 1 năm.

Tác giả bài viết: PV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập305
  • Hôm nay15,367
  • Tháng hiện tại293,497
  • Tổng lượt truy cập51,649,456
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944