GD&TĐ - Tình trạng thiếu giáo viên (GV) ở huyện Nậm Pồ (Điện Biên) thời gian qua đã tác động không nhỏ đến công tác dạy và học. Trước thực trạng trên, huyện đã linh hoạt vận dụng các giải pháp với nỗ lực duy trì, từng bước nâng cao chất lượng trong công tác GD-ĐT, đáp ứng mong mỏi của đồng bào các dân tộc trên vùng đất cực Tây đầy gian khó này.
GD&TĐ - Bộ GD-ĐT kiên quyết không “nợ chuẩn” đối với giáo viên tiếng Anh tuyển mới; tập trung giải quyết cơ bản tình trạng thiếu GV; nâng tiêu chuẩn với diện cử tuyển Đại học,... là những nội dung giáo dục đáng chú ý.
GD&TĐ - Thông tin về vấn đề thăng hạng giáo viên, đề xuất 1 giáo viên có thể dạy 2 trường công để giải quyết phần nào tình trạng thiếu giáo viên khi thực hiện chương trình GDPT mới,… thu hút sự quan tâm lớn của dư luận.
Trường vùng khó thêm khó Nằm ở địa bàn vùng khó khăn của huyện Nậm Nhùn (Lai Châu), thầy Phạm Quốc Bảo – Hiệu trưởng Trường PTDTBT Nậm Manh cho hay, toàn trường hiện có 25 giáo viên, 490 học sinh tại 3 điểm trường. Những năm gần đây, đơn vị thường xuyên thiếu giáo viên, nhất là môn Tiếng Anh, Tin...
Tuy nhiên, với mức lương khá thấp, chỉ ký hợp đồng trong 9 tháng của một năm học, các trường vùng khó rất khó để giữ chân giáo viên. Đỏ mắt tìm người dạy Ngoài 2 giáo viên hợp đồng cho vị trí Tổng phụ trách Đội và Thể dục, năm học 2023 - 2024, Trường THCS Trà Mai (Nam Trà My, Quảng Nam) thiếu 3...
Giải bài toán đội ngũTheo thống kê của Sở GD&ĐT Điện Biên, toàn ngành còn thiếu 2.008 giáo viên so với định biên. Khó tuyển dụng và bổ sung nhất là giáo viên các môn chuyên biệt như: Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Công nghệ. Trong đó, cấp học mầm non thiếu 980 giáo viên, 233 tiểu...