5 vấn đề quan trọng với giáo dục nghệ thuật

Thứ tư - 21/08/2019 03:17 719 0

5 vấn đề quan trọng với giáo dục nghệ thuật

GD&TĐ - 5 vấn đề quan trọng đối với giáo dục nghệ thuật được Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh trong hội nghị “Nâng cao chất lượng giáo dục nghệ thuật trong trường học” tổ chức sáng nay (21/8) tại Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương.

Vấn đề đầu tiên, theo Thứ trưởng là cần nhận thức đúng tầm quan trọng của giáo dục nghệ thuật. Giáo dục nghệ thuật là một thành tố của giáo dục toàn diện, góp phần quan trọng hình thành nhân cách, đạo đức người học.

Thứ 2: Cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề đội ngũ giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật; trước hết là phải tuyển đủ giáo viên và giáo viên cần có đủ năng lực. Tuyển được đủ giáo viên là một trong những khó khăn nhất hiện nay, địa phương cần phải xây dựng đề án cho nội dung này. Tuyển đủ cũng còn căn cứ vào nguồn nào để tuyển, nhất là giáo viên trình độ đại học, đây cũng là nội dung mà theo Thứ trưởng cần phải quan tâm.

Thứ 3 là cần quan tâm đến công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên Mỹ thuật, Âm nhạc. Trong nội dung này có những nội dung quan trọng, đó là: xây dựng tài liệu bồi dưỡng, giảng viên làm nhiệm vụ bồi dưỡng, ứng dụng công nghệ thông tin trong bồi dưỡng, kiểm tra đánh giá và tổ chức bồi dưỡng phải chuyên nghiệp, trách nhiệm.

Đặc biệt nhấn mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong bồi dưỡng giáo viên, Thứ trưởng cho rằng, cần biến quá trình bồi dưỡng thành tự bồi dưỡng; tài liệu được đưa lên mạng để giáo viên tự học, nghiên cứu; đến lớp bồi dưỡng trực tiếp chỉ là giải đáp thắc mắc và ví dụ minh họa, tránh tình trạng truyền đạt lại.

Về kiểm tra, đánh giá, theo Thứ trưởng, năm nay Bộ sẽ có phần mềm đánh giá bằng máy tính, buộc báo cáo viên, học viên phải tăng cường dạy và học tốt hơn. Bộ GD&ĐT giao quyền cho các trường đại học sư phạm trực tiếp tham gia bồi dưỡng giáo viên, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về chất lượng đào tạo bồi dưỡng, nhưng đề kiểm tra sẽ là do Bộ ra. Bởi vậy, bản thân các trường đại học sư phạm phải nỗ lực cố gắng, giảng viên tham gia bồi dưỡng cũng phải hết sức trách nhiệm.

Vấn đề thứ 4 được Thứ trưởng nhấn mạnh là công tác đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học. Trong đó có nội dung, trường sư phạm cần đào tạo ra nhà giáo dục chứ không phải thợ dạy.

Cuối cùng là trách nhiệm phối hợp thực hiện. Theo Thứ trưởng, liên quan đến chương trình, sách giáo khoa, các tài liệu, đặc biệt là chương trình bồi dưỡng giáo viên là sự kết hợp giữa 3 đơn vị: Bộ GD&ĐT chỉ đạo chung; trường đại học sư phạm trực tiếp tham gia cung cấp giảng viên bồi dưỡng, các sở GD&ĐT lựa chọn giáo viên bồi dưỡng. “Sự phối hợp này cần hết sức chặt chẽ” – Thứ trưởng nhấn mạnh.

Tác giả bài viết: Hiếu Nguyễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,009
  • Hôm nay32,787
  • Tháng hiện tại310,917
  • Tổng lượt truy cập51,666,876
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944