Bài 1: Xét hay thi giáo viên dạy giỏi

Thứ tư - 21/08/2019 20:19 315 0

Bài 1: Xét hay thi giáo viên dạy giỏi

GD&TĐ - Danh hiệu giáo viên dạy giỏi được công nhận hàng năm là niềm tự hào của những nhà giáo nỗ lực phấn đấu. Tuy nhiên, công nhận giáo viên dạy giỏi thế nào để vừa thực chất, vừa tạo động lực cho thầy cô phát triển chuyên môn nghề nghiệp là câu hỏi được đặt ra. Loạt bài của Báo Giáo dục và Thời đại sẽ đưa ra các ý kiến khác nhau về vấn đề này từ những người trong cuộc.

Cần quy định phù hợp

Với 15 năm kinh nghiệm giảng dạy, cô Vũ Thị Kim Thoa - giáo viên Trường Tiểu học Tô Hoàng, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) – thể hiện mong muốn vẫn duy trì việc thi giáo viên dạy giỏi, tuy nhiên cần có những sửa đổi trong quy định để phù hợp hơn với thực tiễn.

Cô Thoa chia sẻ: Trước thềm năm học mới, cùng niềm vui được trở lại gặp học trò sau hai tháng nghỉ hè, một trong những việc khiến cô băn khoăn nhất là chốt phương án công nhận giáo viên dạy giỏi. Bởi ngay từ đầu năm học, với việc triển khai nhiệm vụ năm học, giáo viên xây dựng kế hoạch năm học của bản thân, bao gồm nội dung có hay không đăng ký thi giáo viên dạy giỏi.

Ngoài những bất cập nêu trên, từ quan điểm cá nhân, cô Thoa cũng cho rằng, Hội thi vẫn có những ưu điểm đáng ghi nhận. Có thể nói đến: Hội thi nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong nhà trường; khuyến khích các giáo viên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong giảng dạy; khai thác sử dụng sáng tạo, hiệu quả phương tiện và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy; nâng cao hiệu quả dạy học và giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Nhìn xung quanh các ngành nghề khác chúng ta đều thấy có những cuộc thi thực hành năng lực nghề. Ngành Y tế có: Hội thi tay nghề bác sĩ giỏi; thi điều dưỡng giỏi, điều dưỡng trưởng giỏi; Ngành Kiểm sát có Hội thi kiểm sát viên giỏi…

Trong năm học 2018 - 2019, một số phương án công nhận giáo viên dạy giỏi được đưa ra. Có phương án muốn giữ lại Hội thi giáo viên dạy giỏi, nhưng bên cạnh đó cũng có ý kiến muốn thay đổi phương án xét công nhận giáo viên dạy giỏi, hoặc bỏ hẳn Hội thi. Đầu năm 2019, Bộ GD&ĐT cũng đã nêu dự thảo nội dung phương án xét công nhận giáo viên dạy giỏi thông qua hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp.

Tuy nhiên đến nay, vẫn chưa có phương án chính thức nào được đưa ra để thay thế. Nhận định việc đưa ra phương án này là khó khăn, theo cô Vũ Thị Kim Thoa, Hội thi hiện nay còn mang tính hình thức; nhiều giáo viên tham gia Hội thi còn mang tính chất diễn…; những bất cập trong tư duy còn nặng bệnh thành tích của chính bản thân giáo viên và các nhà quản lý; hoặc nếu xét thì cũng sẽ nặng nề và phức tạp về quy trình, hồ sơ, minh chứng…

Bài 1: Xét hay thi giáo viên dạy giỏi - Ảnh minh hoạ 2
 Ảnh minh họa

Thi sẽ mang tính thực tế hơn

“Không thể phủ nhận, Hội thi đã dần mất đi tính ưu việt của mình, song quan trọng chúng ta cần tìm ra nguyên nhân. Tôi cho rằng, có hai nguyên nhân chủ yếu, đó là: Các văn bản đã được ban hành gần 10 năm trước đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, do vậy một số quy định về Hội thi không còn phù hợp với thực tiễn. Nguyên nhân tiếp theo là tư duy, trình độ và cái tâm của nhà quản lý, nhà tổ chức thực hiện. Cùng một cuộc thi nhưng kết quả xấu hay tốt là do người tổ chức và cách làm” – cô Vũ Thị Kim Thoa nêu ý kiến.

Chính vì vậy, nếu xét giáo viên dạy giỏi thì dựa trên các tiêu chí nào? Dù ít hay nhiều để thỏa mãn các tiêu chí, giáo viên vẫn phải chịu áp lực. Chưa kể các loại hồ sơ giấy tờ khi xét sẽ nhiều hơn là thi. Rồi nhà quản lý vẫn mang nặng tính thành tích thì sự công nhận mang tính chất phong trào, hình thức nhiều hơn là thực chất.

Thực tế cho thấy, nhiều nơi tổ chức Hội thi rất hiệu quả và không phải ở đâu cũng diễn ra theo chiều tiêu cực. Nên chăng, chúng ta nên tìm chính xác nguyên nhân cái gì bất ổn thì sửa. Đưa ra quan điểm này, cô Vũ Thị Kim Thoa cho rằng: Có thể sửa theo hướng không bình bầu, lựa chọn, đề cử giáo viên đi thi mà cần lấy tinh thần tự nguyện; không lấy kết quả Hội thi làm căn cứ để đánh giá, xếp loại thi đua của đơn vị (Điều 21 sử dụng kết quả Hội thi, Thông tư số 21/2010/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ thi giáo viên dạy giỏi cấp học mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên); không yêu cầu nộp sáng kiến kinh nghiệm…

“Với nhận thức của mình, để lựa chọn giữa thi và xét công nhận thì thi sẽ thực tế hơn. Bởi thi sẽ làm rõ được “độ giỏi của tay nghề” hơn. Nghề giáo là nghề dạy học, công việc của chúng ta hằng ngày đến trường là giảng dạy và giáo dục học sinh thông qua các tiết dạy, các hoạt động giáo dục tổ chức thi tiết dạy giỏi cũng chính là minh chứng thể hiện tay nghề của GV”cô Vũ Thị Kim Thoa chia sẻ.

Tác giả bài viết: Thảo Đan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập726
  • Hôm nay36,788
  • Tháng hiện tại314,918
  • Tổng lượt truy cập51,670,877
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944