Đào tạo văn bằng 2: Cần thiết và chất lượng

Thứ tư - 21/08/2019 03:17 408 0

Đào tạo văn bằng 2: Cần thiết và chất lượng

GD&TĐ - Từ câu chuyện đào tạo văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh sai quy định của Trường ĐH Đông Đô, các chuyên gia cho rằng, không thể quy kết điều đó thành bản chất và đánh đồng tất cả về chất lượng đào tạo hệ văn bằng 2 của các trường ĐH.

Xu hướng của thế giới

Theo PGS.TS Nguyễn Phong Điền - Trưởng phòng Đào tạo (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội), việc đào tạo văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh của Trường ĐH Đông Đô có dấu hiệu vi phạm pháp luật nên sẽ được pháp luật điều chỉnh. Tuy nhiên không vì việc đó mà chúng ta xem nhẹ việc đào tạo văn bằng 2.

“Thực ra đào tạo chính quy tập trung đối với tuổi trẻ chưa chắc đã quan trọng bằng học suốt đời. Trong xã hội hiện đại, trung bình mỗi người có thể làm 2 - 3 nghề trong cuộc đời lao động. Cho nên đào tạo liên tục, trong đó có đào tạo nghề, đào tạo chuyển đổi cấp ĐH như là văn bằng 2 cũng được nhìn nhận là vấn đề nghiêm túc. Đó là xu hướng của thế giới” - PGS Nguyễn Phong Điền trao đổi, đồng thời cho biết: Mỗi năm, Trường ĐH Bách khoa có khoảng 200 - 300 sinh viên học văn bằng 2.

Liên quan đến vấn đề chất lượng đào tạo văn bằng 2, PGS Nguyễn Phong Điền nhấn mạnh, điều quan trọng là bản thân trường ĐH đó phải bảo đảm được chất lượng đào tạo. Chương trình văn bằng 2 phải được thiết kế tương đương với chương trình chính quy và không được cắt xén. “Vì vậy, tôi cho rằng, nếu các trường làm đúng quy trình, tuân thủ các quy định thì không lo về chất lượng. Hơn nữa, bây giờ theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH, các hình thức đào tạo không ghi rõ trong văn bằng nên các trường càng cần phải giữ uy tín, thương hiệu, tuyệt đối không được làm sai luật” - PGS Nguyễn Phong Điền nhấn mạnh.

Việc quản lý đào tạo văn bằng 2 ở thời điểm hiện tại rất ổn định. Tuy nhiên, cơ quan quản lý Nhà nước nên cập nhật để có những điều chỉnh phù hợp với thực tiễn, nhất là hiện nay Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH đã có hiệu lực. “Theo tôi, dù là văn bằng 2 hay hệ đào tạo tập trung chính quy truyền thống thì nên có quy chế thống nhất. Theo đó, đề thi và hội đồng xét tốt nghiệp phải tương đương nhau để không có chuyện nương nhẹ với những người theo học văn bằng 2” - PGS Nguyễn Phong Điền đề xuất.

Nhu cầu rất thực tế

Liên quan đến vấn đề đào tạo văn bằng 2, PGS.TS Bùi Đức Triệu - Trưởng phòng Quản lý đào tạo (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân) chia sẻ: Trong bối cảnh nền kinh tế chuyển động rất nhanh như hiện nay, không thể nói là cần thiết hay không cần thiết việc đào tạo văn bằng 2. Bởi đó là nhu cầu của xã hội, nhu cầu học tập suốt đời của công dân. Với thị trường lao động biến động nhanh như vậy và với yêu cầu của nền kinh tế thị trường thì việc đào tạo văn bằng 2 là cần thiết, là nhu cầu rất thực tế. Vấn đề ở chỗ, việc thực hiện và kiểm tra các quy định cần phải được tuân thủ theo quy định.

Khẳng định, cơ hội học tập và việc làm sau tốt nghiệp của người học học hệ văn bằng 2 với hệ chính quy truyền thống là như nhau, PGS Bùi Đức Triệu cho rằng, chương trình nào cũng phải được kiểm định chất lượng. Chẳng hạn như: Ở Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, tất cả văn bằng 2 đều học chung với hệ chính quy. Ngoài ra, các chương trình được bảo đảm đúng các quy định, đáp ứng chuẩn đầu ra của hệ chính quy. Vì thế chất lượng đào tạo hoàn toàn như nhau.

Trung bình mỗi năm Trường ĐH Kinh tế Quốc dân có khoảng 300 sinh viên theo học hệ văn bằng 2. Hiện nay nhu cầu học văn bằng 2 đang đi vào trạng thái rất cân bằng; các trường ĐH muốn tuyển sinh nhiều hơn cũng không được. Vì thế, nên theo quy luật tự nhiên và nhu cầu của xã hội.

Hiện các quy định liên quan đến đào tạo, quản lý, cấp văn bằng 2 rất rõ ràng và chặt chẽ. Các quy định của Bộ GD&ĐT, của Nhà nước tương đối ổn định, vấn đề là các trường thực hiện như thế nào và có tuân thủ hay không?

PGS Bùi Đức Triệu dẫn giải, chẳng hạn như: Để được đào tạo văn bằng 2 thì trường ĐH phải có hệ đào tạo chính quy. “Với những trường truyền thống, các ngành chính quy thường phải đào tạo mấy chục năm rồi mới mở văn bằng 2, không thể mở ngay được” - PGS Bùi Đức Triệu cho hay, đồng thời kiến nghị, cần tăng cường công tác kiểm soát của Nhà nước. Ngoài ra, cơ quan quản lý Nhà nước cần rà soát các văn bản hiện hành. Theo đó, những quy định nào cũ, lỗi thời không còn phù hợp thì cần bổ sung, thay thế để phù hợp với thực tiễn hơn. 

Tác giả bài viết: Minh Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1346 | lượt tải:293

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1042 | lượt tải:272

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2347 | lượt tải:370

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2889 | lượt tải:471

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2212 | lượt tải:317
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập79
  • Hôm nay4,074
  • Tháng hiện tại4,074
  • Tổng lượt truy cập49,709,839
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944