Bỏ cộng điểm học nghề trong tuyển sinh vào lớp 10: Giảm tiêu cực trong “làm đẹp” học bạ

Thứ tư - 31/10/2018 10:41 516 0
GD&TĐ - Theo phương án tuyển sinh vào lớp 10 vừa được Sở GD&ĐT Hà Nội công bố, từ năm học 2019 - 2020, tuyển sinh vào lớp 10 THPT tại Hà Nội sẽ không còn điểm cộng khuyến khích cho HS có chứng chỉ học nghề, chứng nhận HS giỏi; không áp dụng cộng điểm đối với HS có học lực giỏi, tiên tiến...
Bỏ cộng điểm học nghề trong tuyển sinh vào lớp 10: Giảm tiêu cực trong “làm đẹp” học bạ

Tạo công bằng trong tuyển sinh

Cùng với đó, Sở GD&ĐT cũng đưa ra cách thức tính điểm xét tuyển là (điểm thi Toán + Ngữ văn) x 2 + (điểm Ngoại ngữ + điểm môn thứ tư) + điểm cộng thêm. Trong đó, bài thi của các môn tính theo thang điểm 10. Như vậy, ngoài tăng số môn gấp đôi so với năm ngoái, việc xét học bạ, duy trì điểm cộng năm học tới đã không còn.

Tương tự, theo thông báo của Sở GD&ĐT TPHCM, bắt đầu từ năm học tới 2019 - 2020, TPHCM sẽ không áp dụng cộng điểm nghề đối với kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT như các năm học trước.

Thí sinh dự thi vào lớp 10 sẽ phải trải qua 3 môn thi gồm Toán, Văn và Ngoại ngữ. Toán và Văn hệ số 2, Ngoại ngữ hệ số 1. Điểm trúng tuyển là tổng điểm của 3 môn theo hệ số cộng với điểm ưu tiên, khuyến khích. Thí sinh phải dự thi đủ các bài thi và không có bài thi nào bị điểm 0.

Như vậy, đây là những kế hoạch cụ thể hóa Thông tư 05/2018 của Bộ GD&ĐT về Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT có hiệu lực từ ngày15/4/2018, trong đó bỏ quy định về đối tượng được cộng điểm khuyến khích do Sở GD&ĐT quy định cụ thể về đối tượng và mức điểm cộng như quy định hiện hành.

Ông Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ GD Trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết: Việc bỏ cộng điểm nghề trong tuyển sinh vào lớp 10 sẽ lấy lại mục đích và ý nghĩa của việc GD hướng nghiệp. Đồng thời, tránh tình trạng loạn các cuộc thi ở địa phương theo lối hình thức gây mệt mỏi cho phụ huynh và HS.

Hiện nay, tình trạng các trường có tổ chức học và thi nghề nhưng hầu hết mục đích học nghề của HS chủ yếu là để lấy điểm cộng vào kì thi tuyển sinh vào lớp 10. Vì vậy, việc học của HS chủ yếu là để đối phó. Ngoài ra, những trường hợp được cộng nhiều điểm gây ra sự chênh lệch và thiếu công bằng cho các em HS khác.

Bỏ cộng điểm học nghề trong tuyển sinh vào lớp 10: Giảm tiêu cực trong “làm đẹp” học bạ - Ảnh minh hoạ 2

Không áp lực trong thi cử

Đón nhận thông tin này, nhiều HS lớp 9 tại Hà Nội có chút ngạc nhiên và băn khoăn bởi một số em tiếc nuối vì nỗ lực có “điểm đẹp” từ năm lớp 6 đến nay. Tuy nhiên, đa số cho rằng, quy định này sẽ mang lại công bằng cho mọi thí sinh.

Em Nguyễn Hồng Hạnh - HS Trường THCS Phương Mai (Đống Đa) bày tỏ: “Việc bỏ đi điểm cộng này, em nghĩ là công bằng với tất cả các bạn HS. Cuộc thi vào lớp 10 rất căng thẳng và chỉ hơn kém nhau nửa điểm đã quyết định đến kết quả của các HS. Tạo ra sự công bằng là cần thiết và em sẽ cố gắng học tốt 4 môn thi để đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi vào lớp 10 sắp tới”. 

Cô Nguyễn Thị Phương Mai, giáo viên Trường THCS Dịch Vọng (Cầu Giấy) cho rằng đây là một quyết định đúng đắn, bởi việc này sẽ giảm áp lực làm đẹp học bạ cho HS, nhằm lấy thành tích của lớp, của trường. Với quy định mới, HS và giáo viên sẽ phải dạy, học và thi thực chất.

Theo cô, điều này sẽ giảm được tiêu cực trong việc làm đẹp học bạ cho HS. Thực tế cũng cho thấy, trước đây, các trường có tổ chức học và thi nghề nhưng hầu hết mục đích học nghề của HS chủ yếu là để lấy điểm cộng vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, do đó, HS chủ yếu học để đối phó.

Thầy Nguyễn Mạnh Cường - giáo viên Trường THPT Kim Liên nêu quan điểm: Từ năm 2019 tới, việc cộng điểm khuyến khích trong tuyển sinh vào lớp 10 cho HS có chứng chỉ nghề THCS sẽ bị bãi bỏ hoàn toàn. Không còn điểm học nghề sẽ giúp các em nhẹ bớt một môn học, dành thêm thời gian tập trung vào các môn thi.

“Việc được cộng nhiều điểm gây ra sự chênh lệch và thiếu công bằng cho các em HS. Những em có tư duy tốt, chăm chỉ ôn luyện lại không bằng những em được hưởng nhiều chế độ ưu tiên. Ở nhiều trường, trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10, thí sinh có điểm cao nhất không phải là thí sinh có tổng điểm 3 môn Văn, Toán, Ngoại ngữ cao nhất mà là thí sinh có điểm cộng cao nhất” - thầy Nguyễn Mạnh Cường nêu rõ.

Tác giả bài viết: Lan Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập304
  • Hôm nay26,487
  • Tháng hiện tại287,351
  • Tổng lượt truy cập51,643,310
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944