Bộ GD&ĐT kiểm tra việc dạy trẻ khuyết tật tại Trường Mầm non B Trực Đại

Thứ hai - 03/12/2018 07:15 507 0
GD&TĐ - Chiều 3/12, Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT do bà Nguyễn Thị Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra việc dạy trẻ khuyết tật tại Trường Mầm non B Trực Đại, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
Bộ GD&ĐT kiểm tra việc dạy trẻ khuyết tật tại Trường Mầm non B Trực Đại

Đây là trường mầm non gần đây xảy ra vụ việc giáo viên mầm non vì thiếu phương pháp giáo dục trẻ khuyết tật đã buộc một em học sinh vào cửa sổ, gây ồn ào trong dư luận.

Báo cáo đoàn công tác, cô giáo Bùi Thị Thúy – Hiệu trưởng Trường Mầm non B Trực Đại - cho biết: Nhà trường hiện có 1 trẻ khuyết tật theo học là cháu Nguyễn Tài Phát.

Cháu Phát đã theo học ở trường từ năm 2 tuổi, thời gian đầu đến lớp cháu Phát ngoan nhưng có biểu hiện chậm nói nên nhà trường đã trao đổi với gia đình nên cho cháu đi thăm khám.

Kết luận của Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy cháu bị tự kỷ, tăng động, rối loạn hành vi mức độ nặng. Cũng qua thăm khám tại cơ sở y tế địa phương, bác sỹ kết luận cháu Phát bị câm điếc bẩm sinh.

Bộ GD&ĐT kiểm tra việc dạy trẻ khuyết tật tại Trường Mầm non B Trực Đại - Ảnh minh hoạ 2
Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT do bà Nguyễn Thị Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra việc dạy trẻ khuyết tật tại Trường Mầm non B Trực Đại 

Cô Thúy cho hay, sau khi nắm được tình trạng bệnh của cháu, nhà trường đã trao đổi với gia đình về việc nhà trường không có giáo viên có kĩ năng giáo dục trẻ khuyết tật và đề nghị gia đình cho cháu học tại trường chuyên biệt.

Nhưng vì hoàn cảnh gia đình cháu khó khăn, bố mất, mẹ tâm thần bỏ đi, 2 bà cháu nuôi nhau, không có điều kiện cho cháu học trường chuyên biệt nên bà nội tha thiết đề nghị cho cháu được học tại trường.

“Chúng tôi nhận cháu vì tình làng nghĩa xóm và với suy nghĩ, nếu không nhận thì cháu không được đến trường, rất thiệt thòi cho tương lai của cháu” - Cô Thúy chia sẻ.

Bộ GD&ĐT kiểm tra việc dạy trẻ khuyết tật tại Trường Mầm non B Trực Đại - Ảnh minh hoạ 3
Khi các bạn ngủ, cháu Phát quậy phá hơn, chạy khắp sân trường, 2 cô giáo phải thay nhau coi giữ.  

Về sự việc giáo viên buộc cháu Phát vào cửa sổ như báo chí phản ảnh, cô Thúy cho biết, khoảng hơn 1 tháng nay, cháu Phát có biểu hiện tăng động mạnh hơn thời gian trước, thường xuyên chạy nhảy, phá phách, cắn cô giáo, thậm chí cháu tự làm đau mình.

Đặc biệt cứ đến giờ ngủ trưa, khi các bạn ngủ là cháu quậy phá hơn, chạy khắp sân trường, 2 cô giáo thay nhau coi giữ cháu. Đây chính là lí do dẫn tới hành động bộc phát của cô giáo là buộc cháu vào cửa sổ.

Việc làm này là do các cô giáo chưa có kinh nghiệm chăm sóc trẻ khuyết tật và chỉ với mục đích đảm bảo an toàn cho bản thân cháu Phát và các trẻ trong lớp, chứ hoàn toàn không có ác ý.

Nói về phương án sắp tới đối với trường hợp cháu Nguyễn Tài Phát, ông Đặng Xuân Hữu – Trưởng Phòng GD&ĐT Trực Ninh (Nam Định) cho biết, sau khi xảy ra sự việc, cháu Phát vẫn đi học, tâm lý bình thường.

Ngay trong chiều nay, Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định, Phòng GD&ĐT huyện Trực Ninh sẽ làm việc với gia đình, địa phương để có kế hoạch đưa cháu đi xác minh rõ tình trạng sức khỏe; căn cứ vào tình hình cụ thể sẽ bố trí cháu môi trường giáo dục hợp lý.

Bộ GD&ĐT kiểm tra việc dạy trẻ khuyết tật tại Trường Mầm non B Trực Đại - Ảnh minh hoạ 4
 Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đến gia đình thăm hỏi bà nội cháu Phát; tặng quà hỗ trợ gia đình thăm khám và chữa trị bệnh cho cháu. 

Trao đổi với đại diện Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định, Phóng GD&ĐT huyện Trực Ninh và Trường Mầm non B Trực Đại, bà Nguyễn Thị Hiếu - Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục Mầm non đề nghị địa phương sớm hoàn tất hồ sơ để cháu Phát được hưởng các chế độ ưu tiên theo quy định, đồng thời xác định rõ tình trạng bệnh của cháu để có phương án hỗ trợ cháu và gia đình.

Theo bà Hiếu, trẻ khuyết tật được học hòa nhập nhưng trong trường hợp quá nặng, đòi hỏi chuyên môn của giáo viên thì phải tính toán để đảm bảo an toàn cho các cháu và đảm bảo việc chăm sóc, giáo dục trong nhà trường.

Qua sự việc lần này, bà Hiếu mong nhà trường rút kinh nghiệm trong tất cả các khâu, từ nhận trẻ khuyết tật, đến bồi dưỡng giáo viên giáo dục trẻ khuyết tật. Việc nhận các cháu khuyết tật vào học tập để các cháu được hòa nhập là việc làm đúng và nhân văn nhưng nếu không có sự chuẩn bị về chuyên môn sẽ gây áp lực nặng nề với các cô giáo.

“Sau đây, tôi đề nghị nhà trường quan tâm bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, trang bị tài liệu cần thiết về giáo dục trẻ khuyết tật; tạo điều kiện cho các cô giáo được tham dự các lớp tập huấn nghiệp vụ để có thể đảm nhận tốt vai trò của mình nếu có trẻ hòa nhập” - Bà Hiếu nói.

Bà Hiếu cũng mong nhà trường sẽ làm công tác tư tưởng để các cô ổn định tâm lý, tiếp tục hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ cả về thể chất và tinh thần.

Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã đến lớp học nắm tình hình và thăm hỏi cháu Nguyễn Tài Phát; động viên các cô giáo đang đứng lớp và đến gia đình thăm hỏi bà nội cháu Phát; tặng quà hỗ trợ gia đình thăm khám và chữa trị bệnh cho cháu.

Tác giả bài viết: Hiếu Nguyễn - Minh Thu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập738
  • Hôm nay31,187
  • Tháng hiện tại309,317
  • Tổng lượt truy cập51,665,276
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944