Bồi dưỡng giáo viên theo mô hình mới ngày càng đi vào nền nếp

Thứ bảy - 04/12/2021 02:49 418 0
GD&TĐ - Theo khảo sát trên hệ thống LMS (Chương trình ETEP), trên 95% giáo viên hài lòng với hoạt động phát triển năng lực nghề nghiệp theo mô hình mới.
Bồi dưỡng giáo viên theo mô hình mới ngày càng đi vào nền nếp

Đây là một trong những thông tin đáng chú ý được chia sẻ tại Hội thảo nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 do Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (Chương trình ETEP) tổ chức sáng 4.12. Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Học viện Quản lý giáo dục và trực tuyến tại các điểm cầu thuộc sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh.

Bồi dưỡng đội ngũ: Điều kiện tiên quyết

Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhấn mạnh: Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp người học tích lũy được kiến thức phổ thông vững chắc; biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời…

Từ định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh như vậy đòi hỏi phải đổi mới cách dạy, cách học. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông phải nâng cao năng lực, phẩm chất để đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, đặc biệt là đáp ứng những đổi mới của chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Giáo viên phải hướng dẫn học sinh về phương pháp học nhiều hơn. Học sinh phải tự học nhiều hơn, phải biết huy động tổng thể kiến thức, kỹ năng, tiềm lực của mình để thực hiện mục tiêu giáo dục.

Để thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông mới, một trong những điều kiện tiên quyết là phải bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông về phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, xây dựng kế hoạch bài dạy theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Đây chính là định hướng căn bản, chủ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục hiện nay và trong thời gian tới.

Bồi dưỡng giáo viên theo mô hình mới ngày càng đi vào nền nếp - Ảnh minh hoạ 2
Ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục phát biểu tại hội thảo.

Hoàn thành bồi dưỡng 5 mô đun quan trọng cho giáo viên cốt cán

Theo Giám đốc Ban Quản lý Chương trình ETEP Nguyễn Ngọc Dũng: Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua Chương trình ETEP đã xây dựng 54 mô đun tài liệu bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông. Toàn bộ các mô đun bồi dưỡng đều hướng đến hỗ trợ đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông phát triển năng lực nghề nghiệp để triển khai thành công chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Từ năm 2019 đến nay, Chương trình ETEP đã bồi dưỡng 28.000 giáo viên cốt cán và 4000 cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán trong toàn quốc theo mô hình 5-3-7 hoặc 7-2-7 (5 hoặc 7 ngày tự học qua LMS, 3 hoặc 2 ngày học trực tiếp và 7 ngày hoàn thành nhiệm vụ học tập qua LMS).

Cho đến thời điểm này, đội ngũ giáo viên cốt cán đã hoàn thành bồi dưỡng 5 mô đun quan trọng, đó là: Hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông  2018; Sử dụng phương pháp dạy học, giáo dục phát triên phẩm chất, năng lực học sinh; Kiểm tra, đánh giá theo phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; Tư vấn, hỗ trợ học sinh trong quá trình dạy học, giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Từ năm 2019 đến nay, Chương trình ETEP đã bồi dưỡng 28.000 giáo viên cốt cán và 4000 cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán trong toàn quốc theo mô hình 5-3-7 hoặc 7-2-7 (5 hoặc 7 ngày tự học qua LMS, 3 hoặc 2 ngày học trực tiếp và 7 ngày hoàn thành nhiệm vụ học tập qua LMS).

Trong tháng 12/2021, đội ngũ cốt cán sẽ tiếp tục hoàn thành mô đun thứ sáu: “Ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông và công nghệ trong dạy học, giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh”.

Ngay sau khi hoàn thành bồi dưỡng các mô đun trên, đội ngũ cốt cán đã triển khai hỗ trợ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông đại trà trong toàn quốc bồi dưỡng theo hình thức tự học qua Hệ thống LMS kết hợp với sinh hoạt chuyên môn tại trường, cụm trường với sự hỗ trợ chuyên môn của các giảng viên chủ chốt từ các trường đại học sư phạm, Học viện Quản lý giáo dục tham gia Chương trình ETEP. 

Nhấn mạnh đây là mô hình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông tiên tiến trên nền tảng công nghệ thông tin, lần đầu tiên triển khai tại Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Dũng cho rằng: Học các mô đun trên Hệ thống LMS với nguồn học liệu phong phú, có chất lượng tốt, kết hợp với sinh hoạt chuyên môn tại trường, cụm trường, thầy cô hoàn toàn chủ động thời gian, có thể học mọi lúc mọi nơi, phù hợp với kế hoạch cá nhân để phát triển nghề nghiệp thường xuyên, liên tục.

Bồi dưỡng giáo viên theo mô hình mới ngày càng đi vào nền nếp - Ảnh minh hoạ 3
Giám đốc Ban Quản lý Chương trình ETEP Nguyễn Ngọc Dũng phát biểu tại hội thảo.

Hoạt động bồi dưỡng ngày càng đi vào nền nếp

Trong thời gian qua, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với 10 Sở Giáo dục và Đào tạo theo địa bàn được phân công, trong đó có Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh, tổ chức bồi dưỡng 5 mô đun cho đội ngũ giáo viên cốt cán và hỗ trợ giáo viên đại trà tự bồi dưỡng các mô đun rất hiệu quả, thực hiện đúng quy trình đảm bảo chất lượng bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán và đại trà.

Hầu hết các thầy cô giáo đại trà ở Quảng Ninh đã hoàn thành bồi dưỡng những mô đun cốt lõi theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo để có thể vững tin thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Chia sẻ của Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh Nguyễn Văn Tuế, do cách bồi dưỡng hoàn toàn mới so với triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2006 nên ban đầu nhà trường, giáo viên còn bỡ ngỡ. Nhưng với chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, sự phối hợp giúp đỡ của các trường đại học sư phạm, Học viện Quản lý giáo dục, việc bồi dưỡng ngày càng đi vào nền nếp. Kết quả, tỷ lệ thầy cô được bồi dưỡng đại trà lớn ở các mô đun…

“Qua hoạt động này, cán bộ quản lý, giáo viên ngày càng thấy được vai trò, tầm quan trọng của việc tham gia đầy đủ, có chất lượng các nội dung bồi dưỡng, phục vụ công tác quản lý của nhà trường và công tác giảng dạy của giáo viên. Cần phải xuất phát từ nhu cầu của chính đối tượng được bồi dưỡng thì hoạt động bồi dưỡng mới đạt kết quả tốt nhất” - ông Nguyễn Văn Tuế cho hay.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập809
  • Hôm nay50,201
  • Tháng hiện tại328,331
  • Tổng lượt truy cập51,684,290
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944