Các nhà khoa học góp ý cho tự chủ đại học

Thứ sáu - 21/09/2018 04:39 406 0
GD&TĐ - Sáng nay (21/9), Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức diễn đàn khoa học: “Tự chủ trong giáo dục ĐH – những vấn đề đặt ra”. Nhiều vấn đề liên quan đến tự chủ ĐH trong dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH được các đại biểu góp ý kiến.
Các nhà khoa học góp ý cho tự chủ đại học

Ở nước ta, quy định về tự chủ ĐH đã được luật hóa cách đây tròn 20 năm trong Luật Giáo dục 1998. Từ đó đến nay, các quy định này vẫn tiếp tục được chỉnh lý, hoàn thiện, tuy nhiên, từ tự chủ trên văn bản đến tự chủ trên thực tế vẫn là một khoảng cách lớn.

Nhấn mạnh điều này, TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến – nguyên trợ lý Bộ trưởng Bộ GD&ĐT – cho rằng, đó là vì ngoài những bất cập về thể chế còn có những bất cập trong tổ chức thực hiện.

Điều này liên quan đến 2 yếu tố chính là: chúng ta vẫn chưa có một lộ trình cụ thể, phù hợp với các điều kiện cần có để một nhà trường được giao quyền tự chủ. Và, chúng ta chưa quan tâm làm rõ thế nào là quản trị tốt, cùng các nguyên tắc và tiêu chuẩn của quản trị tốt, làm cơ sở cho việc tập huấn, bồi dưỡng cán bộ ở cấp quản lý ở cả cấp hệ thống và cấp trường để họ có năng lực phù hợp với các yêu cầu mới trong đổi mới quản lý nhà nước và quản trị cơ sở giáo dục đại học.

Theo PGS.TS Đặng Bá Lãm – Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam - để đảm bảo tự chủ đại học về các mặt đi đôi với trách nhiệm giải trình trong cơ cấu tổ chức của các trường ĐH cần đề cao vai trò của Hội đồng trường. Dù là trường công hay tư thì Hội đồng trường đều có vai trò là cơ quan quyền lực cao nhất của trường, có quyền quyết định về đường lối, chiến lược, chính sách phát triển cũng như cơ cấu tổ chức và nhân sự của trường.

Cùng ý này, GS Lâm Quang Thiệp, nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho rằng: Cặp khái niệm “quyền tự chủ” và “trách nhiệm giải trình” phản ánh một cách hàm xúc nội dung cốt lõi của hệ thống quản trị và quản lý giáo dục đại học trong nền kinh tế thị trường.

Để thực hiện quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học, cần thành lập Hội đồng trường với ý nghĩa là cơ quan quản trị có quyền lực cao nhất nhà trường, đảm bảo triển khai hoạt động của Hội đồng trường thực sự có hiệu quả. Đồng thời, tháo gỡ vưỡng mắc về cơ chế bộ chủ quản và trường trực thuộc.

Khi thực thi quyền tự chủ, trường đại học phải tuân thủ trách nhiệm giải trình đầy đủ, trong đó có việc xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng toàn diện bao gồm việc nghiêm túc tuân thủ quy chế 3 công khai...

Các ý kiến của chuyên gia, nhà khoa học tại hội thảo sẽ được tổng hợp, góp phần hoàn thiện dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học. Sắp tới, một diễn đàn về dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi cũng sẽ được Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức.

Tác giả bài viết: Hiếu Nguyễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập562
  • Hôm nay18,497
  • Tháng hiện tại296,627
  • Tổng lượt truy cập51,652,586
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944