Cần cơ chế đặc thù cho nhà giáo

Thứ năm - 19/11/2020 01:30 279 0
GD&TĐ - Cần làm cho toàn xã hội hiểu, chia sẻ với nhiệm vụ và trách nhiệm mà đội ngũ nhà giáo đang gánh vác; trân trọng những đóng góp “lặng thầm” nhưng hết sức to lớn của các thầy cô.
Cần cơ chế đặc thù cho nhà giáo

Trên đây là chia sẻ nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam của ông Đặng Văn Bình, Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT).

Thành tựu giáo dục có đóng góp to lớn của đội ngũ nhà giáo

Cần cơ chế đặc thù cho nhà giáo - Ảnh minh hoạ 2
Ông Đặng Văn Bình, Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT).

- Đội ngũ nhà giáo đã có những đóng góp như thế nào trong giai đoạn vừa qua; đặc biệt năm học 2019 - 2020 khi toàn ngành phải ứng phó với những khó khăn do dịch bệnh, thiên tai, thưa ông?

- Luật Nhà giáo năm 2019 khẳng định “Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh”. Nghị quyết số 29-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT đã khẳng định và chỉ rõ vai trò đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò “then chốt”, trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. 

Trong những năm qua, giáo dục nước ta đã đóng góp quan trọng trong việc nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; phát triển kinh tế - xã hội; giữ vững an ninh chính trị, tạo điều kiện cho đất nước tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế. Thành tựu đó có sự đóng góp rất lớn của đội ngũ nhà giáo.

Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục đang đứng trước những yêu cầu mới, trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo là phải đảm đương sứ mệnh của giáo dục của nước nhà. Yêu cầu giáo dục đặt ra những đòi hỏi cao về năng lực, phẩm chất và nhân cách nhà giáo. Mỗi nhà giáo phải là tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo; phải có năng lực dạy học, cảm hóa, giúp người học hình thành và phát triển cảm xúc, thái độ, hành vi đúng đắn trong các mối tương tác đa dạng với con người, xã hội và tự nhiên.

Nhà giáo không chỉ đóng vai trò quan trọng trong định  hướng, tư vấn hoạt động, mà quan trọng hơn là hình thành và phát triển nhân cách người học. Thông qua việc dạy học, GV “ươm mầm” lên những phẩm chất tốt đẹp, tạo dựng cho người học thái độ và năng lực nghề nghiệp cần thiết, giúp họ trở thành người công dân có ích cho xã hội. 

Nhìn lại một năm qua, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó hoạt động của ngành Giáo dục, chúng ta càng thấy rõ hơn vai trò quan trọng của đội ngũ nhà giáo. Bởi vì, ngành Giáo dục vừa phải đáp ứng các quy định về an toàn phòng chống dịch, vừa phải bảo đảm chất lượng giáo dục đại trà, đồng thời phát triển chất lượng giáo dục mũi nhọn.

Trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát, trường học đóng cửa, mọi hoạt động của xã hội bị gián đoạn, hàng triệu thầy cô vẫn miệt mài soạn bài, dạy học trực tuyến. Ở những địa bàn xã hội đặc biệt khó khăn, các thầy cô còn chia nhau đem bài đến tận nhà cho HS vì sợ thời gian nghỉ học lâu các em quên mất kiến thức. Điều đó một lần nữa cho chúng ta thấy sự chủ động, sáng tạo, tâm huyết và trách nhiệm với công việc, học trò của các thầy cô giáo trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Nhà giáo cần được tạo điều kiện tốt nhất 

- Theo quy định tại Luật Giáo dục 2019, UBND các cấp có nhiệm vụ bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thư viện và thiết bị dạy học của trường công lập thuộc phạm vi quản lý. Theo ông, đâu là điều cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cần quan tâm, làm quyết liệt nhất để tạo điều kiện cho đội ngũ thực hiện thành công đổi mới giáo dục?

- Trong thời gian vừa qua, cùng với Luật Viên chức, Luật sửa đổi Luật Cán bộ công chức và Luật Giáo dục, thẩm quyền và trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục, về đội ngũ nhà giáo đã được làm rõ, khắc phục được hạn chế lâu nay là cứ nhắc đến đội ngũ nhà giáo là chỉ nghĩ đến trách nhiệm của ngành Giáo dục. 

Tại thời điểm hiện nay, điều mà các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cần quan tâm để tạo điều kiện cho đội ngũ thực hiện thành công đổi mới giáo dục là cần chủ động rà soát hiện trạng GV theo từng môn học, cấp học gắn với quy hoạch, cơ cấu lại hệ thống các cơ sở giáo dục; sắp xếp, bố trí, sử dụng hiệu quả đội ngũ GV hiện có và thực hiện chính sách tinh giản biên chế. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuyển dụng, sử dụng GV của các địa phương, đơn vị. 

Các địa phương cũng phải chuẩn bị đủ số lượng GV Tiếng Anh, Tin học cấp tiểu học để triển khai thực hiện 2 môn học này bắt đầu từ năm học 2022 - 2023. Mặt khác, thường xuyên quan tâm, chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của GV, tạo điều kiện và động viên kịp thời các thầy cô nỗ lực, phấn đấu vươn lên. Quan trọng hơn cả là làm cho toàn xã hội hiểu, chia sẻ với những nhiệm vụ và trách nhiệm mà các thầy cô đang gánh vác, trân trọng những đóng góp “lặng thầm” nhưng hết sức to lớn của nhà giáo.

- Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, ông có chia sẻ, nhắn gửi, lưu ý gì tới đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên cả nước?

- Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Để xứng đáng được tôn vinh, người thầy phải thật sự mẫu mực trong dạy người, dạy chữ. Làm thầy đã khó, nhưng để trở thành người thầy tốt thì vô cùng khó. 

Người thầy tốt là người thầy vừa phải có tài lại vừa phải có tâm. Thầy giáo phải thật sự tâm huyết với nghề; phải tạo cho mình hứng thú, say mê trong từng bài giảng; thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu, linh hoạt, sáng tạo trong giảng dạy và không ngừng học tập, rèn luyện để đem lại hiệu quả cao nhất cho người học. Điều đặc biệt quan trọng, người thầy phải truyền cảm hứng cho học trò, mang lại hạnh phúc cho học trò và cũng là người cảm thấy hạnh phúc khi được làm nghề dạy học.

Cùng là đồng nghiệp, chúng tôi luôn mong mỏi các thầy, cô giáo luôn tràn đầy nhiệt huyết, niềm tin; bền bỉ vượt quan mọi khó khăn, yêu nghề, say mê, tận tâm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà, để thực sự trở thành những người thầy tốt như lời Bác Hồ căn dặn; xứng đáng với sự quan tâm, tin tưởng của Đảng và Nhà nước, yêu mến, kính trọng của học sinh, sinh viên và của toàn xã hội.

- Xin cảm ơn ông!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập790
  • Hôm nay29,115
  • Tháng hiện tại307,245
  • Tổng lượt truy cập51,663,204
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944