Chấm thi tốt nghiệp THPT: Chặt chẽ, nghiêm minh

Thứ bảy - 10/07/2021 05:20 478 0
GD&TĐ - Kết thúc khâu coi thi đợt 1, các địa phương lập tức bắt tay vào thực hiện công đoạn chấm thi tốt nghiệp THPT với cơ sở vật chất, nhân sự được chuẩn bị từ trước đó.
Chấm thi tốt nghiệp THPT: Chặt chẽ, nghiêm minh

Cùng với yêu cầu về tính nghiêm minh, khách quan, khâu phòng dịch cũng được địa phương đề cao.

Sẵn sàng chấm thi

Tại Đồng Tháp, thông tin từ ông Bùi Quý Khiêm, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT, các điều kiện để tổ chức công tác chấm thi cơ bản sẵn sàng; các văn bản cần thiết cho công tác chấm thi, công tác phòng, chống dịch Covid-19 đã được ban hành. Đồng Tháp bố trí khu vực làm phách riêng biệt, các vòng bảo vệ đúng quy định. Khu vực chấm bài thi tự luận, trắc nghiệm bảo đảm an ninh, an toàn phòng, chống cháy nổ. Cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị phục vụ cho việc làm phách, công tác chấm thi được chuẩn bị đầy đủ. Lực lượng tham gia thanh tra công tác chấm thi bảo đảm các vị trí trong khu vực chấm bài thi tự luận, trắc nghiệm, chấm kiểm tra, nhập điểm.

Với 10.658 bài thi Toán, 10.657 bài thi Ngữ văn, 4.137 bài thi Khoa học tự nhiên, 6.372 bài thi Khoa học xã hội, 9.606 bài Tiếng Anh, 5 bài thi Tiếng Trung, Đồng Tháp huy động 124 cán bộ trong ban chấm tự luận và 15 cán bộ trong ban chấm trắc nghiệm; 30 cán bộ trong ban thư ký hội đồng thi. Máy móc, thiết bị kỹ thuật phục vụ làm phách đã được Phòng 10, Cục A036, Bộ Công an kiểm tra kỹ thuật. Sở GD&ĐT thành lập 1 đoàn thanh tra công tác chấm thi gồm có 11 người. Phân công 1 thành viên thanh tra tại khu vực làm phách được cách ly, các thành viên còn lại bố trí tại các khu vực chấm bài thi tự luận và bài thi trắc nghiệm.

Chấm thi tốt nghiệp THPT: Chặt chẽ, nghiêm minh - Ảnh minh hoạ 2
Lực lượng công an bảo đảm an toàn trong vận chuyển đề thi và bài thi.

“Khu vực chấm thi tự luận được bố trí riêng biệt với 13 phòng chấm. Tất cả phòng chấm thi đều được trang bị camera theo dõi. Bố trí cán bộ, công an trực bảo quản bài thi 24/24 giờ theo đúng quy chế thi. Bài thi được để trong thùng có khóa, niêm phong. Khu vực chấm thi có bình chữa cháy, bảo đảm an toàn phòng chống cháy, nổ. Công tác chấm thi bài thi trắc nghiệm cũng được chuẩn bị sẵn sàng với 1 phòng chấm riêng biệt, trang bị hệ thống camera, 1 công an PA03 trực 24/24 giờ tại phòng chấm trắc nghiệm. Trang bị 3 máy tính kết nối mạng Lan, 2 máy scan đảm bảo cấu hình theo văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT” - ông Bùi Quý Khiêm cho hay.

Phú Thọ đã chuẩn bị đầy đủ điều kiện cho công tác chấm thi bắt đầu từ ngày 12/7. “Với chấm thi tự luận, Phú Thọ huy động 12 cán bộ thực hiện công tác làm phách, 80 cán bộ chấm thi, 10 cán bộ chấm kiểm tra và 15 người trong ban thư ký. Ban chấm thi trắc nghiệm huy động 10 cán bộ. Ngoài ra, phục vụ công tác chấm thi còn có 8 cán bộ công an và 10 nhân viên phục vụ. Công tác chấm thi sẽ được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy chế và dự kiến sẽ hoàn thành trước ngày 22/7” - ông Phùng Quốc Lập, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ chia sẻ.

Chấm thi tốt nghiệp THPT: Chặt chẽ, nghiêm minh - Ảnh minh hoạ 3
Thao tác chấm bài thi trắc nghiệm được kiểm soát nghiêm ngặt.

An toàn chấm thi và an toàn phòng dịch

Tại Thái Bình, phòng bảo quản bài thi, 18 phòng chấm thi và phòng vào điểm đã sẵn sàng cho công tác chấm thi tự luận. Thông tin từ bà Trần Thị Bích Vân, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, các phòng đều lắp đủ camera theo quy định, công an bảo vệ trong suốt quá trình chấm thi. Khu vực chấm được vệ sinh, phun khử khuẩn trước ngày tổ chức chấm (10/7). Cùng với việc chuẩn bị đủ khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn cho cán bộ chấm thi; tổ chức cán bộ chấm tự luận ngồi giãn cách theo khuyến cáo của Bộ Y tế, Thái Bình đồng thời bố trí cơm suất cho cán bộ chấm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

“Bài thi được bảo quản trong hòm, có khóa, để phòng riêng chắc chắn, có thiết bị chữa cháy. Toàn bộ phòng bảo quản bài thi, phòng chấm thi đều có camera giám sát, ghi hình theo quy chế. Ba công an PA03 được bố trí bảo vệ bài thi; 3 công an thành phố và 2 nhân viên bảo vệ vòng ngoài các điểm chấm thi. Trước khi chấm, ban làm phách thực hiện kế hoạch làm phách 1 vòng độc lập theo đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Năm nay, ban chấm thi tự luận của Thái Bình gồm 4 phó trưởng ban, trong đó 1 phó trưởng ban kiêm trưởng môn chấm thi, 1 phó trưởng ban kiêm tổ trưởng tổ chấm kiểm tra, 154 cán bộ chấm thi và chấm kiểm tra” - bà Trần Thị Bích Vân thông tin.

Với công tác chấm thi trắc nghiệm, Thái Bình cũng chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất và nhân sự. Theo đó, tổng số cán bộ ban chấm thi trắc nghiệm gồm 23 người (1 trưởng ban, 3 phó trưởng ban, 3 công an PA03, 16 thành viên thuộc tổ chấm, giám sát và thư ký). Các trang thiết bị, máy tính như: 1 máy chủ và 3 máy trạm, 3 máy quét, 3 máy in bảo đảm cấu hình và vận hành theo quy chế thi. Bài thi trắc nghiệm được bảo quản trong phòng có thiết bị chữa cháy. Ba công an PA03 làm nhiệm vụ bảo vệ bài thi, 2 công an thành phố bảo vệ vòng ngoài. Toàn bộ phòng chấm thi, hành lang đều có camera giám sát ghi hình theo quy chế…

Hội đồng thi Sở GD&ĐT Nam Định bố trí địa điểm để tổ chức chấm thi tự luận và trắc nghiệm tại một trường THPT trên địa bàn. Tổng cán bộ tham gia ban chấm thi tự luận là 166 người; cán bộ ban chấm thi trắc nghiệm là 17 người. Ông Cao Xuân Hùng, Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Sở GD&ĐT đã chuẩn bị đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định, cũng như phương án bảo đảm an ninh, an toàn chấm thi và phòng dịch theo khuyến cáo ngành Y tế.

Thanh tra Sở GD&ĐT đã tham mưu xây dựng kế hoạch tổ chức thanh tra, kiểm tra tất cả các khâu của kỳ thi. Thành lập đoàn thanh tra công tác chấm thi; trong đó dự kiến cử 9 cán bộ trực tiếp thanh tra, giám sát các bài thi tự luận; 3 cán bộ trực tiếp thanh tra, giám sát ban chấm thi trắc nghiệm.

Công tác chấm thi, chấm kiểm tra, phúc khảo bài thi/môn thi của thí sinh được quy định rõ trong quy chế thi, đồng thời được lưu ý cụ thể trong hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2021 của Bộ GD&ĐT. Hướng dẫn quy định với bài tự luận, bố trí mỗi tổ chấm làm việc tại một phòng/khu vực riêng biệt. Mỗi bài thi tự luận được 2 cán bộ chấm thi chấm độc lập. Quy trình chấm thi trắc nghiệm được thực hiện hoàn toàn trên phần mềm với chu trình khép kín; dữ liệu được sinh ra bởi phần mềm đều được mã hóa. Để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh, phần mềm sẽ cảnh bảo tất cả các câu không nhận diện được đáp án thí sinh lựa chọn (do thí sinh tô quá mờ, tô nhiều đáp án trong cùng một câu, bỏ trắng câu...). Cán bộ xử lý phải kiểm tra và xử lý từng lỗi (nếu có)… Kết quả thi dự kiến được công bố vào ngày 26/7.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập861
  • Hôm nay52,112
  • Tháng hiện tại330,242
  • Tổng lượt truy cập51,686,201
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944