Chính phủ có lòng tin vào Bộ GD&ĐT tổ chức thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học

Thứ sáu - 15/06/2018 22:12 549 0
GD&TĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh: Năm nay Thủ tướng Chính phủ không ra văn bản riêng về kỳ thi vì thấy mọi việc đã ổn định và đã có lòng tin vào Bộ GD&ĐT.
Chính phủ có lòng tin vào Bộ GD&ĐT tổ chức thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học
Chính phủ có lòng tin vào Bộ GD&ĐT tổ chức thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học
 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu và giao nhiệm vụ tại hội nghị tuyển sinh năm 2018

Phát biểu chỉ đạo và giao nhiệm vụ tại "Hội nghị trực tuyến về công tác thi THPT quốc gia và tuyển sinh năm 2018" được Bộ GD&ĐT tổ chức chiều 15/6 tại 5 điểm cầu: Hà Nội, Nghệ An, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đề nghị Bộ trưởng Bộ GD&ĐT căn cứ vào những văn bản từ các năm trước, sát sao với các địa phương. 

Dự hội nghị tại điểm cầu Hà Nội có Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, các thứ trưởng Bộ GD&ĐT tại các điểm cầu Vinh, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. Tham dự hội nghị có đại diện 293 cơ sở giáo dục ĐH, CĐ và trung cấp đào tạo giáo viên trong toàn quốc.

Tuyệt đối không để sơ suất, “lộ lọt” đề thi

Phát biểu mở đầu hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, kỳ thi THPT quốc gia với mục đích “2 trong 1” vừa xét tốt nghiệp THPT, vừa xét tuyển ĐH, CĐ được tổ chức 3 năm qua đã đạt được những thành công nhất định, đặc biệt là kỳ thi năm 2017 được dư luận xã hội đánh giá cao. Tuy nhiên cũng còn một số bất cập, hạn chế cần được khắc phục trong kỳ thi năm 2018.

Để kỳ thi năm 2018 đạt kết quả cao, Bộ trưởng lưu ý cần làm tốt công tác chuẩn bị, công tác phối hợp giữa các địa phương và các trường ĐH, CĐ để kỳ thi diễn ra an toàn, hiệu quả, hạn chế tới mức thấp nhất những sai sót không đáng có, trong đó quan tâm tới công tác in sao đề thi, bố trí cán bộ coi thi, tuyệt đối không để xảy ra sơ suất, “lộ, lọt” đề thi.

Chính phủ có lòng tin vào Bộ GD&ĐT tổ chức thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học - Ảnh minh hoạ 2
 Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại hội nghị

Theo Bộ trưởng, quan trọng là chủ tịch hội đồng, cán bộ coi thi phải tuân thủ đúng quy chế. Kinh nghiệm cho thấy, nguyên nhân gốc rễ của những sai sót là không nắm rõ quy chế, không đọc hoặc đọc tắt quy chế.

Về công tác xét tuyển, Bộ trưởng đánh giá, năm 2017 công tác xét tuyển về cơ bản thành công nhưng cũng bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục trong năm nay như điểm ưu tiên, nguyện vọng xét tuyển, điểm đầu vào, chỉ tiêu…

Bộ trưởng đề nghị các trường ĐH, CĐ kiểm soát về thí sinh ảo, quán triệt nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm về chỉ tiêu xét tuyển, chất lượng đầu vào.

“Các trường ĐH, dù khó khăn cũng không bằng mọi cách “vơ bèo, vặt tép”. Thương hiệu của nhà trường được xây dựng từ điểm đầu vào, điểm đầu vào quá thấp sẽ ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo, ảnh tới thương hiệu của nhà trường. Vì thế, tôi đề nghị các cơ sở đào tạo ĐH, cơ sở đào tạo giáo viên lưu ý tới chất lượng tuyển sinh” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Thảo luận tại hội nghị, đại diện các trường ĐH, CĐ đánh giá cao quy chế thi THPT quốc gia, tuyển sinh năm 2018, một số điểm mới trong quy chế năm nay như các trường được tự chủ xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng, công khai đề án tuyển sinh nhận được sự quan tâm và ủng hộ của các trường; nhiều trường còn đề xuất Bộ nên có bảng xếp hạng ngưỡng điểm đầu vào của các trường qua đó để dư luận xã hội thấy được vị trí từng trường.

Đại diện các trường cũng đề cập, chia sẻ kinh nghiệm về công tác phối hợp với các địa phương trong công tác coi thi, giám sát kỳ thi, đề nghị Bộ chú trọng công tác tập huấn coi thi để tránh xảy ra những sai sót đáng tiếc.

Một số băn khoăn về thí sinh “ảo”, khó khăn trong tuyển sinh các ngành đặc thù như nghệ thuật, thể thao, tuyển sinh sư phạm… cũng được trao đổi tại hội nghị.

Chính phủ có lòng tin vào Bộ GD&ĐT

Chính phủ có lòng tin vào Bộ GD&ĐT tổ chức thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học - Ảnh minh hoạ 3
 Hội nghị công tác thi THPT quốc gia và tuyển sinh năm 2018

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, sau ba năm, công tác tổ chức thi THPT quốc gia về cơ bản đã tốt. Tới đây, khi triển khai chương trình SGK mới cũng như đổi mới tương đối căn bản giáo dục ĐH theo hướng tự chủ thì lúc đó, có chăng mới có thay đổi lớn về phương thức tổ chức kỳ thi này.

“Chúng ta có thể nói với xã hội rằng trong một số năm tới, kỳ thi sẽ diễn ra ổn định, tương đối nhẹ nhàng với phụ huynh, học sinh, với xã hội nhưng vẫn đảm bảo trung thực, khách quan và an toàn. Có được việc này là nhờ sự chung tay không chỉ của ngành giáo dục mà còn của toàn xã hội” - Phó Thủ tướng nêu rõ.

Quán triệt tinh thần đây là kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia chứ không phải là kỳ thi ĐH, Phó Thủ tướng cho rằng, khi kỳ thi được tổ chức khách quan, trung thực thì đương nhiên kết quả của kỳ thi sẽ được các trường ĐH tham khảo để phục vụ cho công tác tuyển sinh.

Nhưng về lâu dài, các trường ĐH cần quản lý chặt chẽ chất lượng đào tạo, kiểm soát chất lượng đầu ra, thay vì chỉ chăm chăm tới đầu vào.

Chính phủ có lòng tin vào Bộ GD&ĐT tổ chức thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học - Ảnh minh hoạ 4
 Các đại biểu dự hội nghị

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, trong thời điểm này và một vài năm tới, sự tham gia của các trường ĐH vào kỳ thi là cần thiết. Đây không chỉ là trách nhiệm với đầu vào của các trường còn là trách nhiệm xã hội, trong đó các trường cần tăng cường vai trò giám sát để đảm bảo kỳ thi nghiêm túc, công bằng.

“Nếu các địa phương đều trông thi nghiêm túc, không có câu chuyện như Đồi Ngô trước đây thì không nhất thiết phải có sự tham gia của các trường ĐH”.

Về vấn đề thí sinh “ảo” như băn khoăn của một số trường, Phó Thủ tướng cho rằng, đó là việc mà các trường phải tự giải quyết, không thể đẩy việc đó cho xã hội. Học sinh có quyền đăng ký vào rất nhiều trường và chọn đỗ vào trường nào là quyền của họ. Ở nước ngoài cũng thế, “ảo” được coi là việc bình thường.

“Năm nay Thủ tướng Chính phủ không phải ra văn bản riêng về kỳ thi, vì thấy mọi việc đã ổn định và đã có lòng tin vào Bộ GD&ĐT. Vì vậy, tôi đề nghị Bộ trưởng Bộ GD&ĐT căn cứ vào những văn bản từ các năm trước, sát sao với các địa phương.

Đây không phải chỉ là việc của ngành Giáo dục nên cần huy động các lực lượng công an, lực lượng xã hội, khuyến khích những tấm gương tình nguyện để giúp các cháu có một kỳ thi tốt đẹp” - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

Tác giả bài viết: Bá Hải

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập358
  • Hôm nay15,195
  • Tháng hiện tại293,325
  • Tổng lượt truy cập51,649,284
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944