Hơn 4.000 cán bộ thanh tra cắm chốt tại tất cả các điểm thi

Thứ sáu - 15/06/2018 03:50 545 0
GD&TĐ - Để đảm bảo nghiêm túc cho kỳ thi, năm nay, Bộ GD& ĐT đã chỉ đạo các Sở GD&ĐT bố trí hơn 4.000 cán bộ thanh tra cắm chốt tại tất cả các điểm thi THPT quốc gia trên cả nước.
Hơn 4.000 cán bộ thanh tra cắm chốt tại tất cả các điểm thi

Đây là điểm mới trong Công tác thanh tra kỳ thi THPT Quốc gia năm nay được ông Nguyễn Huy Bằng – Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết khi trao đổi với GD&TĐ về công tác thanh tra trong Kỳ thi THPT Quốc gia 2018.

Giám thị làm nghiêm túc sẽ phát hiện sai phạm

Ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT cho biết, để đảm bảo công bằng nghiêm túc cho tất cả các thí sinh thì cần nhiều giải pháp. Thanh tra, kiểm tra là một trong các giải pháp quan trọng. Theo quy chế thì có nhiều lực lượng tham gia kiểm tra, giám sát, trong đó thanh tra là lực lượng nòng cốt.

Kỳ thi nghiêm túc thì phải nghiêm túc từ trong phòng thi, ra đến ngoài cổng trường. Vai trò của giám thị vô cùng quan trọng. Theo quy chế thì mỗi phòng thi có 24 thí sinh do 2 giám thị phụ trách.

Nếu các giám thị giám sát kĩ việc gọi thí sinh vào phòng thi, tập trung giám sát quá trình làm bài thì không khó phát hiện thí sinh có hành vi gian lận, kể cả gian lận bằng công nghệ cao.

Hơn 4.000 cán bộ thanh tra cắm chốt tại tất cả các điểm thi - Ảnh minh hoạ 2
Thí sinh tham gia kỳ thi THPT  quốc gia 2018 

Theo quy chế của Bộ GD&ĐT quy định, 7 phòng thi sẽ có 1 giám sát do điểm trưởng chỉ đạo. Họ có quyền giám sát việc làm của giám thị và các lực lượng khác, có quyền kiến nghị thay đổi giám thị nếu không thực hiện đúng quy định. Thanh tra Sở GD&ĐT sẽ thanh tra tất cả các điểm thi, từ điểm trưởng, giám thị đến giám sát và các đối tượng liên quan.

Mỗi điểm thi có 2 thanh tra cắm chốt

Theo ông Bằng, điểm mới trong công tác thanh tra kỳ thi THPT quốc gia 2018 năm nay là mỗi Hội đồng thi có 02 cán bộ thanh tra do Giám đốc Sở GD&ĐT trưng tập  (1 của địa phương, 1 của trường đại học phối hợp). Như vậy cả nước có hơn 4.000 cán bộ thanh tra cắm chốt tại tất cả các điểm thi.

Bên cạnh thanh tra cắm chốt, Sở GD&ĐT thành lập các đoàn thanh tra lưu động. Ở các khu vực khó khăn hoặc chỗ nào phát sinh vấn đề thanh tra lưu động sẵn sàng đến hỗ trợ thanh tra cắm chốt. Đồng thời Bộ GD&ĐT quy định mỗi Sở GD&ĐT phải thành lập các đường dây nóng, tiếp nhận thông tin phản ánh về kỳ thi để kịp thời xử lý.

Ông  Nguyễn Huy Bằng cho biết, xác định thanh tra là hoạt động quan trọng, Bộ GD&ĐT đã  tổ chức tập huấn cho 63 Sở GD&ĐT, thành lập các đoàn thanh tra cả 3 khâu: chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi.

Về công tác chuẩn bị, BCĐ thi của Bộ và Thanh tra tổ chức nhiều đoàn làm việc trực tiếp tại địa phương để kịp nắm bắt tình hình, kịp thời có những chỉ đạo trực tiếp và chỉ đạo chung thống nhất trong toàn quốc.

Về coi thi, Bộ sẽ tổ chức các đoàn thanh tra theo khu vực, đồng thời cũng tổ chức đường dây nóng thu thập thông tin, phối hợp các đoàn thanh tra.

Về chấm thi, Bộ cũng  cử về mỗi hội đồng chấm thi 2 cán bộ thanh tra để giám sát liên tục từ khi làm phách đến khi chấm thi. 2 cán bộ thanh tra này được trưng tập từ các trường đại học. Như vậy việc “cài số” công tác thanh tra, kiểm tra đã được triển khai đồng bộ.

Phương án thanh tra và kiểm tra tương đối chặt chẽ

Ông Nguyễn Huy Bằng cho biết, vừa qua, Bộ GD&ĐT đã tổ chức một số đoàn thanh tra đi thanh tra, kiểm tra các điểm thi. Bước đầu cho thấy các địa phương đã nghiêm túc triển khai theo chỉ đạo của Bộ và quy chế thi,  đã thành lập các Ban chỉ đạo, Hội đồng thi, phối hợp các trường đại học bố trí lực lượng làm thi, bắt đầu  bước vào giai đoạn in sao đề thi.

Hơn 4.000 cán bộ thanh tra cắm chốt tại tất cả các điểm thi - Ảnh minh hoạ 3
Các thí sinh tham gia kỳ thi THPTQG tại điểm thi Trường THCS Thanh Liệt 

Các địa phương cũng đã chú trọng công tác truyền thông để cho xã hội hiểu về cuộc thi này; động viên các lực lượng tổ chức thi nghiêm túc, đặc biệt chú trọng thanh tra, kiểm tra công tác chuẩn bị. Các sở đã tổ chức kiểm tra cơ sở vật chất, nơi sao in đề thi theo đúng quy định 3 vòng độc lập, chú ý tình huống bất thường xảy ra.

Tuy nhiên, qua kiểm tra ở một số địa phương, vẫn còn bộc lộ một số sai sót như một số điểm thi sát nhà dân; khu vực in sao đề thi dùng nhiều năm, phương tiện ngăn cách không đảm bảo; thậm chí có nơi phát hiện cán bộ được bố trí làm thi tại điểm thi có con thi ở đó…

Các đoàn kiểm tra đã kịp thời nhắc nhở các địa phương chú trọng  từ xây dựng lực lượng, cơ sở vật chất, các phương án dự phòng. Chủ động tập huấn kỹ cho giám thị, nêu cao tinh thần trách nhiệm, cùng với lực lượng công an chủ động phối hợp xử lý kịp thời những sự việc xảy ra. Nhắc nhở các địa phương có phương án dự phòng khi có tình huống bất thường xảy ra. Đặc biệt lưu ý công tác bảo quản đề thi, bài thi một cách chặt chẽ tại tất cả các điểm thi.

Tác giả bài viết: Lê Đăng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập337
  • Hôm nay24,742
  • Tháng hiện tại302,872
  • Tổng lượt truy cập51,658,831
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944