Nâng cao chất lượng đội ngũ báo chí, truyền thông cho CHDCND Lào

Thứ năm - 14/06/2018 08:00 510 0
GD&TĐ - Đây là chủ đề Hội thảo khoa học do Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức diễn ra ngày 14/6 tại Hà Nội.
Nâng cao chất lượng đội ngũ báo chí, truyền thông cho CHDCND Lào

Đoàn chủ trì Hội thảo, về phía Học viện có PGS.TS Trương Ngọc Nam - Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng Khoa học – đào tạo; PGS.TS Phạm Huy Kỳ - Phó Giám đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học – đào tạo; về phía Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào có các đồng chí: Savankhone Razmountry - Thứ trưởng; Vilaythong Sisanonh – Viện trưởng Viện Thông tin, Văn hóa và Du lịch.

Nâng cao chất lượng đội ngũ báo chí, truyền thông cho CHDCND Lào
 PGS.TS Trương Ngọc Nam - Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng Khoa học – đào tạo Học viện báo cáo đề dẫn Hội thảo

Báo cáo đề dẫn Hội thảo, PGS.TS Trương Ngọc Nam khẳng định nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo chí, truyền thông cho CHDCND Lào là vấn đề học thuật và chính trị có ý nghĩa quan trọng. Đào tạo cán bộ báo chí, truyền thông cho CHDCND Lào là trách nhiệm, nghĩa vụ và nghĩa tình của các cơ sở đào tạo báo chí tại Việt Nam, trong đó có Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Học viện luôn xác định, đào tạo cán bộ báo chí, truyền thông không chỉ giúp phát triển nền báo chí Lào mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy tình hữu nghị đặc biệt giữa hai nước.

Một trong những đề xuất của lãnh đạo Học viện Báo chí và Tuyên truyền là mong muốn giúp xây dựng cơ sở đào tạo báo chí – truyền thông chất lượng tại CHDCND Lào. Học viện có thể giúp bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình. Đây có thể là giải pháp chiến lược tạo ra sự thay đổi đột phá đối với công tác đào tạo báo chí – truyền thông của CHDCND Lào.

Đề xuất này nhận được sự hoan nghênh của PGS.TS Lê Quốc Lý - Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Phát biểu định hướng Hội thảo, đồng chí Lê Quốc Lý nhấn mạnh mục đích của Hội thảo nhằm làm rõ thực trạng, những vấn đề đang đặt ra trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo chí, truyền thông cho CHDCND Lào ở Việt Nam hiện nay; đề xuất phương hướng, kiến nghị, giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo chí, truyền thông cho CHDCND Lào ở Việt Nam trong thời gian tới.

Nâng cao chất lượng đội ngũ báo chí, truyền thông cho CHDCND Lào - Ảnh minh hoạ 2
 Thứ trưởng Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào - đồng chí Savankhone Razmountry phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào - đồng chí Savankhone Razmountry nhấn mạnh để đạt được tầm nhìn cũng như chiến lược phát triển nguồn nhân lực báo chí truyền thông trong tương lai, ngành báo chí Lào nhận thấy phải tiếp tục quan tâm đào tạo – bồi dưỡng cán bộ Lào; đặc biệt với sự giúp đỡ của Việt Nam, nhất là có phần đóng góp của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Công tác đào tạo đòi hỏi phải có hệ thống, cần chú trọng cân đối giữa khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn để đảm bảo sự phát triển và trưởng thành trong tương lai.

Hội thảo đã nhận được 50 tham luận của các nhà khoa học, các nhà quản lý, cán bộ giảng viên và của các lưu học sinh Lào ngành báo chí, truyền thông.

Các tham luận của các đại biểu đã làm sáng tỏ các nội dung cơ bản và quan trọng như: chủ trương, chính sách, nhu cầu của nước CHDCND Lào về vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo chí truyền thông và sự phối hợp với Việt Nam trong hoạt động này; thực trạng, những vấn đề đặt ra và định hướng đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo chí, truyền thông cho CHDCND Lào ở Việt Nam hiện nay.

Nâng cao chất lượng đội ngũ báo chí, truyền thông cho CHDCND Lào - Ảnh minh hoạ 3
 Toàn cảnh Hội thảo

Tham luận của các nhà quản lý thuộc các cơ quan, tổ chức của nước CHDCND Lào đã có những đánh giá sâu sắc về chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ báo chí, truyền thông tại Việt Nam nói chung, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng.

Nhiều tham luận của các cán bộ báo chí, truyền thông của CHDCND Lào đã và đang được đào tạo tại Việt Nam đã có những chia sẻ tâm huyết về nhiều mặt: chất lượng đào tạo, nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, phương pháp giảng dạy.

Từ nhiều góc nhìn khác nhau, các đại biểu, các nhà khoa học đã đề xuất những phương hướng, giải pháp, kiến nghị cụ thể, thiết thực, có tính khả thi góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo chí, truyền thông cho CHDCND Lào ở Việt Nam trong thời gian tới.

Hội thảo là diễn đàn để các nhà quản lý, các nhà khoa học, các giảng viên, học viên chia sẻ kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động thực tiễn đồng thời là một trong những hoạt động hợp tác giữa Học viện Báo chí và Tuyên truyền với các trường đại học, các cơ quan Hợp tác quốc tế tại Việt Nam và các cơ quan quản lý báo chí, truyền thông của CHDCND Lào.

Tác giả bài viết: PV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập653
  • Hôm nay21,154
  • Tháng hiện tại299,284
  • Tổng lượt truy cập51,655,243
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944