Tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục

Thứ năm - 14/06/2018 23:33 612 0
GD&TĐ - Bộ GD&ĐT đang kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 115/2010/NĐ-CP, trong đó phân cấp, giao Sở GD&ĐT; Phòng GD&ĐT các địa phương chủ trì công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên (GV) mầm non và phổ thông.
Tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục

Ngành GD-ĐT cả nước đang tích cực thực hiện chủ trương sắp xếp lại và tinh giản bộ máy, để phát huy tốt nhất hiệu quả quản lý giáo dục (QLGD).

Báo GD&TĐ đã trò chuyện với ông Phan Đoàn Thái - Giám đốc Sở GD&ĐT Bình Thuận - về vấn đề này.

Điều quan trọng là phân cấp quản lý như thế nào

Việc sắp xếp lại và tinh giản bộ máy QLGD các cấp đang rất cấp thiết. Do một số vấn đề chồng chéo, bất cập của Nghị định số 115/2010/NĐ- CP, nên Bộ GD&ĐT đang nghiên cứu trình Chính phủ sửa đổi Nghị định này? Nhìn từ góc độ ngành GD-ĐT Bình Thuận, ông có thể cho biết ý kiến của mình về vấn đề này?

Có thể nói, Nghị quyết số 18-NQ/TW (khóa XII) về “Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” và Nghị quyết số 19-NQ/TW (khóa XII) về “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập” đang tạo sự đột phá rất lớn đến bộ máy chính trị nói chung và ngành GD-ĐT nói riêng.

Ngày 30/1/2018, Tỉnh ủy Bình Thuận đã ban hành Kế hoạch số 82-KHTU và Chương trình hành động số 43-CTr/TU. Tiếp đó ngày 30/1/2018, UBND tỉnh Bình Thuận cũng ban hành các Kế hoạch số 991 và số 992/KH-UBND để triển khai thực hiện hai Nghị quyết số 18 và số 19 nói trên của Trung ương Đảng…

Ngành GD-ĐT Bình Thuận đang tích cực triển khai thực hiện chủ trương quan trọng này. Tất nhiên, nếu chỉ dừng lại ở sự quan tâm triển khai nghị quyết thì chưa đủ, mà phải có sự chung sức, chung lòng hành động cụ thể của cả hệ thống chính trị và của các ngành, các cấp.

Tinh gọn đầu mối các cơ quan tham mưu chuyên ngành thuộc UBND tỉnh là việc cần thiết phải làm. Tuy nhiên, việc đề xuất sáp nhập một số cơ quan quản lý Nhà nước ở các tỉnh/thành hiện nay đang gây nhiều tranh cãi. Quan điểm của ông ra sao?

Yêu cầu sắp xếp, tinh gọn các đầu mối phòng, ban tham mưu theo tinh thần Nghị quyết số 18 và số 19 của Trung ương Đảng là việc cấp bách phải làm, nhằm nâng cao hiệu quả bộ máy theo hướng tinh gọn, tránh trùng lắp chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ. Tuy nhiên, không phải sáp nhập các cơ quan quản lý (ở đây là cấp sở) ở tỉnh thành là có thể giải quyết được vấn đề. Điều quan trọng là cách phân cấp quản lý như thế nào. Được biết, Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ đang trình Chính phủ sửa đổi Nghị định số 115/2010/NĐ-CP, đồng thời sửa đổi 2 Thông tư liên bộ có liên quan là: Thông tư số 47/2011 và Thông tư số 11/2015 về việc phân cấp GD. Việc sửa đổi này rất cần thiết và tất yếu, vì có một số quy định trong các văn bản này đến nay không còn phù hợp với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT hiện nay; trong đó, vai trò của Sở GD&ĐT vẫn rất quan trọng và nhất thiết phải được đứng độc lập.

Mỗi mô hình QLGD đều có ưu điểm và hạn chế riêng

Liên quan đến yêu cầu tinh gọn các cơ quan tham mưu, đã có đề xuất giải thể các Phòng GD&ĐT các huyện - quận - thị xã - thành phố thuộc tỉnh. Lý do được đưa ra là công tác quản lý, chỉ đạo về nhân sự và tài chính đối với các cơ sở GD trên địa bàn lâu nay do Phòng Nội vụ và Phòng Tài chính quyết định, khiến vai trò của Phòng GD&ĐT bị lu mờ. Ông nhìn nhận vấn đề này ra sao?

Công tác nhân sự và tài chính trong ngành GD ở cấp huyện, thị được giao cho Phòng Nội vụ và Phòng Tài chính quản lý là để phù hợp với các quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước. Từ góc nhìn ở Bình Thuận, chúng tôi thấy rằng khi chuyển giao, qua phản ánh của các địa phương, không có vướng mắc gì lớn. Tất nhiên thời gian đầu mới chuyển giao cũng có đôi chút trục trặc. Sở GD&ĐT và Sở Nội vụ đã phối hợp, hướng dẫn các địa phương xây dựng Quy chế làm việc cụ thể, nên một số trục trặc đã được giải quyết kịp thời.

Còn đề xuất giải thể Phòng GD&ĐT các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh mới chỉ là đề xuất của cá nhân nào đó. Phòng GD&ĐT vẫn đang là cơ quan tham mưu giúp UBND huyện quản lý về GD&ĐT trên địa bàn. Tất nhiên, theo Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 5/5/2014 quy định về cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn cấp huyện, sẽ theo hướng tập trung giảm đầu mối, tinh gọn tổ chức. Việc này thực hiện ra sao vẫn phải chờ sự chỉ đạo hướng dẫn của Trung ương và của tỉnh…

Có ý kiến cho rằng hiện ngành GD-ĐT ở các tỉnh, thành phố không được toàn quyền QLGD tập trung, thống nhất một đầu mối. Việc QLGD phân tán, chồng chéo như hiện tại làm giảm sức mạnh của sự nghiệp “trăm năm trồng người”. Ông có suy nghĩ gì về vấn đề này?

Mô hình QLGD theo ngành dọc từ Trung ương đến địa phương và mô hình QLGD phân tán như anh vừa nêu, tôi nghĩ mỗi mô hình đều có ưu điểm và hạn chế của nó. Quản lý theo ngành dọc sẽ tạo sự chỉ đạo kịp thời, điều hành tập trung thống nhất cả nước. Còn quản lý theo hướng phân cấp cho các địa phương (không phải là phân tán), sẽ huy động được tối đa các nguồn lực đầu tư cho GD&ĐT. Vấn đề này cần được nghiên cứu khoa học chuyên sâu để làm rõ hơn, phù hợp với sự phát triển của đất nước ta thời đổi mới hiện nay.

Tôi nghĩ rằng việc phân công, phân cấp trong hoạt động quản lý Nhà nước là chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ, với phương châm: “Phân định rõ hơn trách nhiệm, thẩm quyền giữa các cấp chính quyền theo hướng phân cấp rõ hơn cho địa phương, kết hợp quản lý chặt chẽ giữa quản lý ngành và quản lý lãnh thổ, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ”; “Phân công, phân cấp, nâng cao tính chủ động của chính quyền địa phương”; “Phân cấp mạnh và toàn diện giữa các cấp trong hệ thống hành chính Nhà nước”.

Đây là những định hướng quan trọng mà các Nghị quyết của Đảng đã nhấn mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải cách thể chế và phương thức hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước mà chúng ta đang đẩy mạnh hiện nay.

Xin cám ơn ông!

Tác giả bài viết: Đinh Lê Yên (thực hiện)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1436 | lượt tải:312

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1155 | lượt tải:302

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2464 | lượt tải:391

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2943 | lượt tải:490

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2257 | lượt tải:339

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1436 | lượt tải:312

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1155 | lượt tải:302

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2464 | lượt tải:391

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2943 | lượt tải:490

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2257 | lượt tải:339
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập38
  • Hôm nay12,664
  • Tháng hiện tại67,807
  • Tổng lượt truy cập51,919,290
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944