Chọn SGK lớp 1: “Tận dụng” ưu điểm từng bộ sách

Thứ sáu - 22/05/2020 03:02 387 0
GD&TĐ - Trên 40 địa phương hoàn thành công tác lựa chọn và công bố tên các bộ SGK.
Chọn SGK lớp 1: “Tận dụng” ưu điểm từng bộ sách

Sự phong phú các đầu SGK được lựa chọn cho thấy hội đồng lựa chọn SGK nhà trường triển khai khách quan, nghiêm túc… để hướng tới đích cuối là phù hợp với nhận thức học sinh, điều kiện giảng dạy nhà trường, kinh tế phụ huynh.

Không tập trung vào 1 bộ sách

Theo thống kê của NXB Giáo dục Việt Nam, tính đến ngày 20/5 nhận được kết quả chọn sách của 39 tỉnh/thành phố gửi về, với tỷ lệ bình quân chọn sách của NXB Giáo dục Việt Nam đạt gần 80%.

Với bộ SGK “Cánh diều” cũng cho thấy có nhiều sự lựa chọn từ các vùng miền trong cả nước. Trong đó, một số địa phương có số lượng HS đông như Thanh Hóa, Thái Bình, Nam Định, Phú Thọ chọn SGK “Cánh diều”. Tại Long An, hơn 70% trong tổng số 218 trường tiểu học trên địa bàn chọn bộ sách “Cánh diều”. Tỉnh Sơn La, 100% các trường chọn SGK 5 môn: Toán, Đạo đức, Âm nhạc, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm trong bộ “Cánh diều”. Phú Thọ, 100% các trường chọn SGK 4 môn: Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên xã hội, Giáo dục thể chất trong bộ “Cánh diều”. Thái Nguyên, 100% các trường chọn SGK 3 môn: Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên xã hội. Nam Định, 100% các trường chọn SGK 2 môn Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội.

Con số trên cho thấy kết quả chọn SGK ở các địa phương khá phong phú. Không có địa phương nào chọn 100% SGK của một NXB, nhưng có địa phương lại chọn 100% cùng bộ sách.

“Việc chọn những đầu sách khác nhau trong số 5 bộ sách, hay chọn trong mỗi bộ sách vài đầu sách đều hướng đến mục tiêu dạy học hiệu quả, GV và HS thấy phù hợp, phát huy được năng lực… Song nhiều GV chọn sách bày tỏ quan điểm có thiện cảm hơn với bộ SGK có sách GV đi kèm, thiết kế hoạt động dạy cho GV bài bản, thiết bị dạy học phân bổ đến từng tiết dạy, từng tuần, từng tháng… Từ đó, tạo thuận lợi cho GV xây dựng giáo án…” – cô Vân chia sẻ.

Nhìn nhận về việc lựa chọn SGK, cô Đinh Loan Vân – Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Nghĩa Thuận (Quản Bạ - Hà Giang) nói: Mỗi bộ SGK có ưu nhược điểm riêng. Có khi hội đồng chọn sách đánh giá cao sách Toán nhưng sách Tiếng Việt lại chưa phù hợp và tương tự với các đầu sách khác của 5 bộ SGK. Thậm chí ngữ liệu của bộ SGK A hay nhưng khó kết hợp với ngữ liệu của bộ SGK B. Nếu chọn theo bộ thì dễ thống nhất hơn nhưng phải chấp nhận cả điểm yếu của một vài môn trong một bộ sách. Do đó phải cân nhắc kỹ để chọn được những đầu sách hay nhất. Mặt khác, dẫu sách không nằm trong một bộ sách vẫn phải làm nên tổng thể, sự hài hòa khi được đưa vào giảng dạy.

Ông Đỗ Văn Thông – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Ninh Bình cũng cho rằng: Chọn SGK là quyền chủ động của hội đồng nhà trường, tổ nhóm chuyên môn, cha mẹ HS… Kết quả chọn SGK tại Ninh Bình cho thấy, các bộ sách được chọn đồng đều, không chọn riêng bộ nào.

Học sách nào cũng hướng tới 1 đích

Từ năm học 2020 - 2021, mỗi trường học trong quận huyện, địa phương trên toàn quốc sẽ sử dụng nhiều bộ SGK khác nhau. Như vậy, vấn đề quản lý chuyên môn cũng được đặt ra.

Ông Đỗ Văn Thông – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Ninh Bình nhìn nhận: Về lý thuyết, chương trình là pháp lệnh còn SGK là tài liệu để thực hiện chương trình. Như vậy, trong một trường học có thể sử dụng đầu sách trong các bộ sách khác nhau. Mỗi bộ SGK có một cách tiếp cận chương trình không giống nhau nhưng lại hướng đến đích chung. Việc chọn nhiều đầu SGK từ các bộ SGK không gây ảnh hưởng đến chất lượng dạy học cũng như khó khăn cho công tác quản lý, giảng dạy.

Đồng ý với quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Lịch – Trưởng phòng GD&ĐT Yên Bình (huyện Yên Bình – Yên Bái) cho rằng: Lựa chọn SGK ở mỗi địa phương có sự khác nhau, song kết quả ra sao cũng là cơ hội tốt để các trường phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và xây dựng tốt hơn kế hoạch giáo dục phù hợp với từng nhóm đối tượng HS.

Tại huyện Yên Bình (Yên Bái), đầu SGK (Toán, Tiếng Việt, GDCD, Tự nhiên xã hội; Giáo dục thể chất…) được lựa chọn chủ yếu của NXB Giáo dục Việt Nam và một phần nhỏ sách Ngoại ngữ của NXB Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, ông Lịch cũng nhìn nhận: NXB Giáo dục Việt Nam có tới 4 bộ SGK được phê duyệt, việc gần 100% các trường chọn SGK của NXB này là điều không khó hiểu.

Theo TS Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) khẳng định: Cả 46 cuốn SGK lớp 1 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt đều được các địa phương lựa chọn, dù số lượng ít nhiều khác nhau. Cách lựa chọn của các tỉnh cũng đa dạng (chọn cả bộ của một đơn vị hoặc chọn sách theo môn để ghép thành một bộ đầy đủ môn học...). Dù học theo tài liệu nào cũng bảo đảm chuẩn kiến thức, kỹ năng đầu ra lớp học, cấp học được quy định.

Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các sở GD&ĐT tổng hợp, báo cáo kết quả lựa chọn, số lượng đầu SGK lớp 1 từ các trường tiểu học trên địa bàn, cung cấp đầy đủ thông tin đến các NXB có SGK được lựa chọn. Trên cơ sở đó, các NXB sẽ phối hợp với các trường bồi dưỡng GV sử dụng sách, triển khai kế hoạch phát hành nhằm cung ứng đầy đủ tài liệu học tập kịp thời cho năm học 2020 - 2021.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập255
  • Hôm nay22,246
  • Tháng hiện tại300,376
  • Tổng lượt truy cập51,656,335
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944