Giảng viên cơ sở giáo dục đại học: Trách nhiệm gắn liền quyền lợi

Thứ năm - 21/05/2020 22:49 677 0
GD&TĐ - Dự thảo Quy định chế độ làm việc của giảng viên cơ sở giáo dục đại học (dự thảo) vừa được Bộ GD&ĐT ban hành.
Giảng viên cơ sở giáo dục đại học: Trách nhiệm gắn liền quyền lợi

Dự thảo có quy định về: Giờ chuẩn giảng dạy, thời gian giảng dạy, định mức giờ chuẩn; Định mức giờ chuẩn đối với giảng viên được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo hoặc kiêm nhiệm công tác đảng, đoàn thể; và nghiên cứu khoa học đối với giảng viên (GV)… tạo được sự đồng tình của GV và các cơ sở GDĐH.

Bảo đảm giờ chuẩn

Theo ThS Đoàn Thị Kiều Oanh - Giảng viên Tiếng Anh (Khoa Ngoại ngữ, Trường ĐH Văn Lang - TPHCM), ở khía cạnh GV, những quy định trong dự thảo không gây khó khăn bởi so với quy định hiện tại của trường không khác nhau là mấy.

“Chẳng hạn, dự thảo quy định giờ giảng của GV từ 200 - 400 tiết, hiện trường chúng tôi là 270 tiết. Đây chủ yếu là cái khung, tôi nghĩ các trường sẽ linh hoạt trong triển khai” - ThS Đoàn Thị Kiều Oanh cho biết.

Theo TS Nguyễn Vũ Quỳnh – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng, Đồng Nai (LHU), nhà trường đã triển khai góp ý dự thảo xuống các đơn vị, giảng viên trong trường. Tuy nhiên, nhìn tổng thể theo quy định của dự thảo, trường không phải điều chỉnh nhiều so với quy chế hiện hành.

“Đối với giảng viên, LHU quy định một năm phải hoàn thành: 280 tiết giảng, 150 tiết nghiên cứu khoa học (NCKH), 360 giờ tham gia các hoạt động khác. Đồng thời, đối với NCKH, nhà trường có chính sách hỗ trợ lớn nên các GV nhiệt tình tham gia. Mức hỗ trợ 1 bài báo khoa học chất lượng lên đến 180 triệu đồng/bài và 1 đề tài NCKH cấp bộ lên đến 250 triệu đồng/đề tài…” - TS Nguyễn Vũ Quỳnh chia sẻ.

ThS Nguyễn Thị Lại Giang – Phó Trưởng phòng Tổ chức Hành chính (Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (HCMUTE)) trao đổi: Nhà trường hoạt động theo mô hình tự chủ nên có những quy định chế độ làm việc của GV riêng. So với những quy định trong dự thảo, tiêu chuẩn của HCMUTE đã đi trước một bước.

“Trường tự chủ nên mọi thứ gần như tự lo, nhất là kinh phí nên các hoạt động, chế độ làm việc đều phải thật sự khoa học và đạt năng suất lao động cao mới bảo đảm được sự thông suốt cho cả hệ thống. Do đó, nhà trường đã sớm xây dựng cơ chế chính sách mở nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và NCKH của GV” - ThS Nguyễn Thị Lại Giang chia sẻ.

Phát huy thế mạnh

Theo ThS Đoàn Thị Kiều Oanh, trong dự thảo quy định: Các vị trí khác như trưởng khoa, chủ nhiệm... đều phải làm NCKH là cần thiết, vì từ đó sẽ góp phần nâng cao năng lực NCKH của GV. Đồng thời, dự thảo cụ thể hóa các quyền và nghĩa vụ của GV ĐH được rõ ràng hơn.

“Một trong những điểm tiến bộ của dự thảo là quy định về nghĩa vụ NCKH, nó cụ thể cho từng nhóm đối tượng. So với công việc hiện tại của tôi, các chỉ tiêu về NCKH vẫn bảo đảm theo dự thảo. Nhìn chung, nó khuyến khích GV phải NCKH” - ThS Đoàn Thị Kiều Oanh chia sẻ.

Đồng thời, ThS Đoàn Thị Kiều Oanh cũng cho rằng: NCKH góp phần mở ra cơ hội giao lưu giữa GV với cơ sở GD nước ngoài. “Chẳng hạn, VLU liên kết với 1 trường ĐH ở Anh Quốc, nên các GV được hỗ trợ đào tạo về NCKH, học xong còn được đi Anh nữa...” – ThS Oanh chia sẻ.

Mặc khác, dự thảo cũng nêu việc giao và triển khai thực hiện nhiệm vụ NCKH cho GV phải phù hợp với điều kiện, tiềm lực khoa học, chiến lược phát triển của cơ sở giáo dục đại học và phù hợp với năng lực chuyên môn của giảng viên. Từ thực tiễn LHU, TS Nguyễn Vũ Quỳnh thông tin: GV LHU chỉ cần có 1 bài báo trong hội thảo khoa học trong nước hoặc đăng trên tạp chí có ISSN đã đủ 150 tiết, tạp chí nằm trong danh mục ISI có mức quy đổi lên đến 800 tiết NCKH (ngoài chuyện khen thưởng vẫn tính tiết quy đổi để tính mức độ hoàn thành nghĩa vụ NCKH của GV).

Ngoài ra, TS Nguyễn Vũ Quỳnh cũng chia sẻ thêm: “Là trường tư nên các hoạt động của LHU đều có thù lao tương xứng, đối với cán bộ quản lý, không quy định định mức giờ chuẩn (không có tiết nghĩa vụ). Ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ được giao, cán bộ tham gia giảng dạy sẽ tính thù lao đầy đủ… còn các chỉ tiêu chỉ dùng để tính khi xét phong hàm hoặc các chức danh”.

Đối với phép năm, LHU có khác một chút so với dự thảo. Hiện GV của LHU được nghỉ 26 ngày phép/năm, không tính Chủ nhật và các ngày khác theo quy định; Nhân viên, cán bộ quản lý, trợ giảng được nghỉ 12 ngày/năm (không tính Chủ nhật và các ngày khác theo quy định). Nếu thời gian làm việc trên 5 năm cộng thêm 1 ngày, 10 năm thêm 2 ngày…

Hoạt động KHCN của GV LHU đều có định mức để quy đổi qua tiết NCKH cho phù hợp, kể cả việc viết giáo trình, biên soạn tài liệu, ngồi hội đồng, hướng dẫn đề tài, hỗ trợ các trường THPT nghiên cứu, tổ chức hội thảo... nhằm mục đích đa dạng hóa các hoạt động KHCN trong trường đồng thời cũng phát huy tối đa năng lực, thế mạnh của từng GV. - TS Nguyễn Vũ Quỳnh 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập347
  • Hôm nay22,593
  • Tháng hiện tại300,723
  • Tổng lượt truy cập51,656,682
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944