Chương trình mới ở vùng khó: Cơ hội để thay đổi cách dạy và học tích cực

Thứ năm - 25/11/2021 02:03 309 0
GD&TĐ - “Đây là cơ hội cho cả giáo viên và học sinh cùng thay đổi cách dạy, học theo hướng tích cực, để bắt kịp yêu cầu phát triển chung của giáo dục” – cô giáo Lương Thị Dung chia sẻ về Chương trình GDPT mới.
Chương trình mới ở vùng khó: Cơ hội để thay đổi cách dạy và học tích cực

“Liệu cơm gắp mắm”

Hạn chế về cơ sở vật chất, thiếu giáo viên cục bộ, sự chênh lệch về trình độ học sinh giữa các vùng miền là những “rào cản” trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới tại Điện Biên. Nhiều cơ sở giáo dục địa phương này phải “liệu cơm gắp mắm” để cân đối, tận dụng tối đa điều kiện hiện có.

Thầy giáo Trần Quang Ngư, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Noong Luống (huyện Điện Biên) cho biết, chương trình mới có nhiều điểm khác biệt về sách giáo khoa (SGK), khung và phương pháp giáo dục. Đơn cử như đối với môn Toán lớp 2, ở chương trình mới có thêm nội dung dạy về xác suất thống kê thay vì như trước đây chỉ xuất hiện ở lớp trên (lớp 4, 5).

Trong khi đó, Điện Biên lại là địa bàn có sự chênh lệch về trình độ học sinh giữa các vùng miền lớn. Một số nội dung, kiến thức phù hợp với học sinh khu vực thuận lợi, nhưng lại hơi “quá sức” với vùng khó. Chính vì vậy đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt thay đổi, chọn lọc kiến thức và phương pháp truyền thụ phù hợp đối tượng để học sinh dễ tiếp thu.

Còn theo thầy giáo Lò Văn Thanh, Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Nậm Kè (huyện Mường Nhé), thì một số giáo viên phản ánh việc triển khai soạn giáo án theo chương trình mới vất vả hơn mọi năm. Quy trình thực hiện dài hơn, nên khâu chuẩn bị phải công phu và mất nhiều thời gian.

“Vì vậy, ngay đầu năm học, trường đã chú trọng đổi mới công tác quản lý theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên. Về phía nhà trường, chúng tôi tạo điều kiện hết mức và ưu tiên về thời gian để giáo viên, nhất là những thầy cô dạy chương trình mới đầu tư nghiên cứu, đổi mới phương pháp.

Đặc biệt, mặc dù trong điều kiện còn khó khăn, song đội ngũ giáo viên đã khai thác, tận dụng tối đa hiệu quả của SGK các nguồn học liệu, thiết bị dạy học. Cân đối, điều chỉnh giữa các lớp học, tiết học cho phù hợp”, thầy Thanh cho hay.

Chương trình mới ở vùng khó: Cơ hội để thay đổi cách dạy và học tích cực - Ảnh minh hoạ 2
Trong điều kiện khó khăn, nhiều trường học vùng khó phải "liệu cơm gắp mắm" để linh hoạt triển khai hiệu quả chương trình mới. Ảnh NTCC.
Ông Nguyễn Văn Đoạt, Phó Giám đốc phụ trách Sở GD&ĐT Điện Biên cho biết: Năm học này, Điện Biên triển khai thực hiện Chương trình mới tại 140 trường tiểu học và 122 trường THCS. Trong đó, có gần 15.800 học sinh khối lớp 1, gần 15.500 học sinh khối lớp 2 và trên 13.100 học sinh khối 6. Trong điều kiện nhiều khó khăn, để đảm bảo yêu cầu, mỗi cơ sở giáo dục đã cân đối, sử dụng linh hoạt thiết bị giữa các lớp học, giờ học. Trong đó lựa chọn, ưu tiên những lớp đang triển khai theo chương trình mới, đảm bảo tối thiểu mỗi lớp 1 bộ thiết bị.

Dạy và học tích cực

Một tiết học môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp của cô và trò lớp 6A3, Trường THCS Noong Hẹt, huyện Điện Biên (Điện Biên) diễn ra trong không khí sôi nổi. Do đây là năm đầu tiên môn học này được đưa vào chương trình giảng dạy cho học sinh khối 6, nên mọi thứ còn khá mới mẻ với cả cô và trò.

Là giáo viên được phân công giảng dạy 2 môn mới của lớp 6 là Giáo dục công dân và Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, nên cô giáo Nguyễn Thị Ngọc phải cố gắng hơn để chuẩn bị chu đáo cho mỗi tiết học.

Ngoài việc bám sát kế hoạch của trường và cấp trên, cô Ngọc luôn đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu bài giảng để có kiến thức phong phú, lôi cuốn học sinh. Đồng thời, thường xuyên tham khảo, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp trong trường và trên mạng nhằm tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm cho bản thân.

“Để bắt nhịp với chương trình mới không khó, vì tất cả đều nằm trong khung nội dung chung và cũng có sự chuẩn bị kỹ lưỡng của ngành trong việc tập huấn, hướng dẫn… Tuy nhiên, nếu muốn triển khai có hiệu quả thì mỗi giáo viên phải đầu tư thêm nhiều thời gian hơn để bồi đắp cho mình những thứ còn đang thiếu về phương pháp, làm sao cho phù hợp với nội dung” – cô Ngọc chia sẻ.

Chương trình mới ở vùng khó: Cơ hội để thay đổi cách dạy và học tích cực - Ảnh minh hoạ 3
Học sinh chủ động hơn trong việc tiếp cận kiến thức.

Là học sinh năm đầu triển khai theo chương trình mới, cũng như nhiều bạn khác, em Bùi Nguyễn Khánh Linh, lớp 6A3, Trường THCS Noong Hẹt không tránh khỏi bỡ ngỡ. “Em cảm thấy bộ SGK mới có nhiều kiến thức hơn. Vì vậy ở lớp em luôn tập trung chú ý và cố gắng làm theo hướng dẫn của thầy cô. Về nhà, em dành nhiều thời gian buổi tối để xem lại và rèn luyện những kiến thức trên lớp. Giờ em đã quen và mỗi bài học em đều tìm ra logic để hiểu bài hơn” – Linh nói.

Còn theo cô giáo Lương Thị Dung, Hiệu trưởng nhà trường thì đây chính là cơ hội để cả cô và trò cùng đổi mới cách dạy và học theo hướng tích cực. Cũng theo cô Dung, năm đầu tiên triển khai trường gặp không ít khó khăn. Đơn cử như đối với học sinh thì phải chuyển đổi môi trường giáo dục mới, có nhiều môn học hơn, kiến thức khó hơn. Đội ngũ giáo viên cũng phải nghiên cứu bài học nhiều hơn.

“Tuy nhiên, ngay từ đầu năm học, giáo viên đã được tham gia các lớp tập huấn về SGK, phương pháp dạy học. Nhà trường cũng đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động sinh hoạt chuyên môn. Ví dụ như hội thảo, tổ chức các chuyên đề theo hướng nghiên cứu bài học. Trên cơ sở đó phân tích từng hoạt động học của học sinh, để xem học sinh còn những vướng mắc, khó khăn gì? Từ đó, sẽ điều chỉnh phương pháp dạy cho phù hợp” – cô Dung cho hay.

Ông Đặng Quang Huy, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Điện Biên cho biết: Với chương trình mới, phải thay đổi cả phương thức, phương pháp, nội dung và cách tiếp cận. Đặc biệt là tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Vì vậy, đòi hỏi đội ngũ giáo viên và học sinh phải nỗ lực, tích cực trong tự học, tự bồi dưỡng, tìm tòi. Trong đó, giáo viên đóng vai trò quan trọng để định hướng, giúp đỡ học sinh tìm ra phương pháp để nắm bắt kiến thức.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1346 | lượt tải:293

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1042 | lượt tải:272

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2347 | lượt tải:370

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2889 | lượt tải:471

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2212 | lượt tải:317
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập151
  • Hôm nay8,463
  • Tháng hiện tại17,953
  • Tổng lượt truy cập49,723,718
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944