Chuyển biến tích cực từ cấp vi mô đến vĩ mô đối với đổi mới Giáo dục

Thứ ba - 18/09/2018 05:20 408 0
GD&TĐ - Dưới sự nỗ lực triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW từ cấp Trung ương đến địa phương và các cơ sở giáo dục, nhà giáo, ghi nhận sự chuyển biến tích cực ở cấp vĩ mô của toàn hệ thống, toàn xã hội như sự thay đổi về chính sách, điều chỉnh và bổ sung văn bản pháp quy, đến cấp vi mô trong nhận thức của mỗi người dân, giáo viên, người học về sự cần thiết và những hành động cụ thể cần thực hiện để đổi mới giáo dục.
Chuyển biến tích cực từ cấp vi mô đến vĩ mô đối với đổi mới Giáo dục

Đây là một trong những ghi nhận từ Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020: “Nghiên cứu phát triển khoa học giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam" do Đại học Quốc gia Hà Nội chù trì, được chia sẻ trong hội thảo khoa học chủ đề “5 năm đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT: Thành tựu và thách thức” do ĐHQG Hà Nội tổ chức sáng nay (18/9).

Khảo sát từ hàng nghìn CBQL, giáo viên về đổi mới giáo dục

PGS.TS Nguyễn Kim Sơn - Giám đốc ĐHQG Hà Nội cho biết: Trong khuôn khổ các nghiên cứu khoa học của ĐHQG Hà Nội về 9 nhóm nhiệm vụ cơ bản của Nghị quyết 29-NQ/TW, các nghiên cứu đã tổng kết lý luận và kinh nghiệm, khảo sát hơn 2.500 cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên từ cơ sở giáo dục mầm non đến cơ sở giáo dục ĐH; trao đổi, phỏng vấn được trên 200 cán bộ lãnh đạo, quản lý và các chuyên gia của các cơ quan trung ương, cơ quan bộ, ngành; phỏng vấn gần 1.000 học sinh và sinh viên, 500 cha mẹ học sinh.

Chắt lọc những phát hiện chính, cùng một số thông tin có liên quan khác, nhóm nghiên cứu khoa học của ĐHQG Hà Nội đã tập hợp các cơ sở dữ liệu từ các bộ ngành và các cơ quan trong khoảng thời gian 5 năm.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều dấu hiệu khả quan và những xu hướng vận động tốt, nhưng cũng còn rất nhiều thách thức đang đặt ra cần cấp bách giải quyết ở cả tầm vĩ mô và tầm vi mô.

Qua kết quả nghiên cứu thu được, bước đầu nhóm nghiên cứu nhận thấy, dưới sự nỗ lực triển khai Nghị quyết 29 từ cấp Trung ương đến địa phương và các cơ sở giáo dục, nhà giáo, ghi nhận sự chuyển biến tích cực ở cấp vĩ mô của toàn hệ thống, toàn xã hội như sự thay đổi về chính sách, điều chỉnh và bổ sung văn bản pháp quy, đến cấp vi mô trong nhận thức của mỗi người dân, giáo viên, người học về sự cần thiết và những hành động cụ thể cần thực hiện để đổi mới giáo dục.

Trong các yếu tố của nền giáo dục, nhóm nghiên cứu đặc biệt quan tâm tới mấy phương diện thu hút quan tâm đặc biệt của xã hội và thực sự đó cũng là những nhân tố quan trọng của nền giáo dục, như: Những đổi mới và chuyển biến trong giáo dục phổ thông; những đổi mới trong phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo; vấn đề tự chủ của các trường đại học.

Chuyển biến tích cực từ cấp vi mô đến vĩ mô đối với đổi mới Giáo dục - Ảnh minh hoạ 2
PGS.TS Nguyễn Kim Sơn - Giám đốc ĐHQG Hà Nội phát biểu tại hội thảo 

Bước chuyển quan trọng trong thực hiện đổi mới giáo dục

Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, đổi mới giáo dục là một quá trình liên tục, đây cũng là sự nghiệp của toàn dân, toàn hệ thống chính trị. Với một nghị quyết lớn như Nghị quyết 29-NQ/TW, để đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng thông thường phải 10 năm, 5 năm sơ kết và 10 năm tổng kết. Nhìn nhận về đổi mới giáo dục cần thấu đáo, toàn diện, không sốt ruột nhưng cũng không chậm. Có nhiều việc cần phải giải quyết ngay trước mắt, nhưng nhiều việc phải lâu dài. Nhiều việc đã làm nhưng chưa thể hiện được kết quả.

 Tôi có chỉ đạo các đơn vị của Bộ GD&ĐT không tham gia sâu vào nghiên cứu nhưng phải phối hợp chặt chẽ, phải lắng nghe, để chắt lọc, xây dựng chính sách dựa trên các minh chứng . Đây có thể là một bước tiến, ít người biết nhưng thực tế đang diễn ra.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ.  

Đánh giá cao và khẳng định vai trò quan trọng của việc tiếp thu ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học trong quá trình thực hiện đổi mới giáo dục, Bộ trưởng cho biết, để xây dựng được một chính sách, cao hơn là tầm chiến lược về giáo dục, không thể không có nghiên cứu sâu, đánh giá thực tiễn, không thể không có tư vấn của các chuyên gia, tham khảo kinh nghiệm quốc tế và tầm nhìn dài hạn.

Triển khai Nghị quyết 29 đến nay đã có hàng chục đề tài nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác nhau được thực hiện, từ đó làm cơ sở để xây dựng các chính sách giáo dục phù hợp với thực tiễn. Theo Bộ trưởng, đây là bước chuyển quan trọng.

Đánh giá cao Ban chủ nhiệm đề tài, các nhà khoa học và các ý kiến phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng đề nghị các vụ cục lắng nghe, tiếp thu, cùng lĩnh hội các đề xuất, cùng phối hợp để các chính sách đề xuất có tính thiết thực, khả thi, hiệu quả và có tầm nhìn dài hạn.

Tác giả bài viết: Hiếu Nguyễn. Ảnh: Việt Cường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập653
  • Hôm nay20,241
  • Tháng hiện tại298,371
  • Tổng lượt truy cập51,654,330
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944