Mục đích chính của kỳ thi THPTQG là để xét tốt nghiệp

Thứ ba - 18/09/2018 03:14 446 0
GD&TĐ - Nhận định tích cực về những đổi mới trong kỳ thi THPT quốc gia, bà Nguyễn Thị Quyên Thanh – Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long, Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Long – đồng thời đưa ra một số đề xuất nhằm tiếp tục hoàn thiện kỳ thi năm 2019.
Mục đích chính của kỳ thi THPTQG là để xét tốt nghiệp

Thi tốt nghiệp THPT là cần thiết và là trách nhiệm của địa phương

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Quyên Thanh cho rằng, những đổi mới trong kỳ thi THPT quốc gia đã thể hiện nỗ lực rất lớn của Bộ GD&ĐT nhằm đảm bảo tính liên tục của lộ trình đổi mới thi, không gây xáo trộn cho giáo viên và học sinh. Cách ra đề và hình thức thi đã làm chuyển biến mạnh mẽ việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá trong nhà trường, hướng tới phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn.

Thi THPT quốc gia không chỉ thực hiện theo Luật Giáo dục mà là thước đo để đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông. Vì thế việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT là cần thiết và đây là trách nhiệm của các địa phương. Hiện nay, các trường ĐH, CĐ tự chủ trong xây dựng phương án tuyển sinh. Dựa trên các điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ, giảng viên… các trường có thể chọn xét tuyển, hay tự tổ chức thi tuyển. Việc tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia không ảnh hưởng đến quyền tự chủ của các trường ĐH, CĐ trong tuyển sinh.

“Do đó, tôi đề nghị Kỳ thi THPT Quốc gia vẫn do các tỉnh chủ trì với hình thức tổ chức thi hiện nay. Các đại học sử dụng kết quả của kỳ thi để xét tuyển nên phải có trách nhiệm tham gia để cùng địa phương thực hiện tốt công tác tổ chức kỳ thi” – Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh nêu quan điểm.

Có thể thành lập tổ chấm thi trắc nghiệm liên tỉnh hoặc khu vực

Để tổ chức tốt hơn kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thanh cho rằng, Bộ GD&ĐT cần tiếp tục xây dựng ngân hàng câu hỏi thi đủ lớn, đảm bảo chất lượng để xây dựng đề thi đáp ứng yêu cầu của Kỳ thi THPT quốc gia; tập trung bổ sung nâng cao chất lượng ngân hàng câu hỏi theo hướng phong phú hơn, chất lượng, chuẩn hóa, bảo đảm có dữ liệu, cơ sở để ra đề thi phù hợp, đạt mục tiêu đề ra.

Cần công bố sớm nội dung chương trình thi THPT Quốc gia năm 2019 ổn định như năm 2018 là có cả kiến thức lớp 11 và lớp 12, chủ yếu nội dung kiến thức lớp 12 nhưng cần xác định khối lượng chuẩn kiến thức lớp 11 để học sinh và giáo viên định hướng tốt hơn, giảm áp lực cho học sinh (học thêm, học trước chương trình...). Bởi lẽ, mục đích chính của kỳ thi là để xét tốt nghiệp, nếu không cân đối tốt 2 mục tiêu này và nếu quá chú trọng vào mục đích của kỳ thi để xét tuyển đại học kỳ thi vẫn sẽ gây nhiều áp lực đối với thí sinh và xã hội.

Cùng với đó, tiếp tục hoàn thiện quy trình chấm thi. Thành lập tổ chấm thi trắc nghiệm liên tỉnh hoặc khu vực, quyết định thành lập tổ chấm thi trắc nghiệm và phương án phân công chấm thi theo nhóm tỉnh hoặc khu vực do Bộ GD&ĐT ban hành và được bảo mật cho đến thời điểm phù hợp mới công bố (thời điểm công bố trước thời điểm bàn giao bài thi về địa điểm chấm không nhiều).

Tổ chấm trắc nghiệm tiếp nhận đề thi từ các Hội đồng thi; cán bộ tham gia chấm thi trắc nghiệm và lực lượng thanh tra, giám sát phải được cách li hoàn toàn với bên ngoài kể từ lúc tiếp nhận bài thi từ các Hội đồng thi (hoặc từ khi được tập trung; thời gian tập trung bao gồm thời gian tập huấn sử dụng phần mềm chấm thi và thời gian chấm thi) đến khi công bố kết quả thi tạm thời (hoặc đến khi gửi dữ liệu xử lí bài thi gốc về Bộ GD&ĐT).

Cần đặc biệt quan tâm lựa chọn nhân sự

Cho rằng các nội dung khác vẫn giữ ổn định như kì thi năm 2018, nhưng theo Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh cũng nên có cải tiến ở một số khâu còn hạn chế được phát hiện như: cải tiến phần mềm chấm trắc nghiệm, quy định bộ phận nhập điểm và kiểm dò điểm sau khi nhập.

Đối với bài thi tự luận thì đề nghị vẫn giao cho địa phương chấm thi nhưng thống nhất tổ chức đánh phách 1 vòng và cách li Ban làm phách hoàn toàn từ lúc làm nhiệm vụ đến lúc chấm xong bài thi cuối cùng (song song đó là tăng số lượng cán bộ chấm thi tự luận). Ngoài ra, cần tăng cường công tác quản lý, đặc biệt là công tác thanh tra, kiểm tra. Phối hợp chặt chẽ giữa trường ĐH, CĐ với các Sở để có kỳ thi chất lượng.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thanh cũng nhấn mạnh đến việc lựa chọn nhân sự tham gia các khâu của kỳ thi phải là ngưởi có tinh thần trách nhiệm cao; được tập huấn đầy đủ về chuyên môn, nghiệp vụ. “Theo tôi cần đặc biệt quan tâm việc lựa chọn nhân sự nhất là liên quan đến các bước của quy trình chấm thi.

Phải là người có tâm nghề nghiệp, luôn tâm huyết và tuân thủ những chuẩn mực của đạo đức nghề nghiệp, nhận thức đúng về giá trị lao động, có ý thức chấp hành pháp luật tốt và nêu cao tinh thần trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Đặc biệt quan trọng là vai trò của người đứng đầu trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát để có giải pháp xử lý kịp thời” – Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thanh chia sẻ.

Tác giả bài viết: PV (ghi)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập321
  • Hôm nay25,128
  • Tháng hiện tại303,258
  • Tổng lượt truy cập51,659,217
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944