Giám đốc các Sở GD&ĐT “hiến kế” tổ chức thi THPTQG năm 2019

Thứ ba - 18/09/2018 08:31 469 0
GD&TĐ - Cho rằng, cần phải nhìn nhận khách quan kết quả, thành công của kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, Giám đốc các Sở GD&ĐT đồng thời đưa ra kiến nghị, giải pháp cho kỳ thi năm sau với điểm tương đồng chung là chỉ cải tiến một số vấn đề kĩ thuật, giữ ổn định kì thi THPT quốc gia đến năm 2020.
Giám đốc các Sở GD&ĐT “hiến kế” tổ chức thi THPTQG năm 2019

Ông Hà Thanh Quốc - Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Nam: Cần sự phối hợp một cách đúng nghĩa của các cơ quan trong thanh tra, giám sát kì thi

Giám đốc các Sở GD&ĐT “hiến kế” tổ chức thi THPTQG năm 2019 - Ảnh minh hoạ 2
Ông Hà Thanh Quốc 

Kỳ thi THPT quốc gia 2018 có sự chuẩn bị rất đầy đủ, chu đáo. Đành rằng có một số vụ việc tiêu cực xảy ra, nhưng không vì thế mà phủ nhận hoàn toàn sự thành công của kì thi. Mỗi kì thi qua đi, chúng ta nên tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc. Bởi nói đến thi cử, không ai có thể nói trước là không có sai sót, nhưng việc sai sót khác với tiêu cực. Tôi đề nghị, về mặt kĩ thuật, quy chế, quy định, nên có bàn bạc kĩ lưỡng, điều chỉnh sao cho kì thi diễn ra nghiêm túc, khách quan, công bằng.

Trong kì thi, khâu vô cùng quan trọng là đề thi. Đề thi như năm vừa qua đã là có cố gắng lớn, đảm bảo độ bảo mật, phân hóa để vừa xét tốt nghiệp, vừa làm cơ sở các trường ĐH tuyển sinh. Tuy nhiên, ngân hàng đề thi cần được đầu tư thêm.

Nếu được, trong các bài thi tổ hợp, nên tách mỗi môn thi một phiếu trả lời trắc nghiệm riêng. Mục đích để người làm công tác coi thi có thể quản lý phiếu trả lời trắc nghiệm tốt hơn; tránh thí sinh sau giờ nghỉ giữa 2 môn thi có thể hỏi các bạn và điều chỉnh bài thi. Bên cạnh đó, theo tôi, trong phiếu trả lời trắc nghiệm nên làm phách để khi xử lý phiếu trắc nghiệm sẽ không biết bài thi là của thí sinh nào, từ đó bảo đảm độ bảo mật của bài thi.

Theo lộ trình, nội dung kiến thức đề thi năm 2019 có cả lớp 10, lớp 11 và 12. Việc này, để đánh giá toàn diện học sinh trong 12 năm học là cần thiết. Nhưng nên chăng có định hướng nội dung kiến thức cơ bản để các em tập trung. Vì với quỹ thời gian không dài mà học sinh phải ôn tập cho kiến thức cả lớp 10, 11, 12 thì sẽ áp lực, ảnh hưởng nhất định đến kết quả kì thi.

Để kì thi diễn ra nghiêm túc, khách quan, công bằng, cũng cần sự phối hợp một cách đúng nghĩa của các cơ quan trong thanh tra, giám sát kì thi. Với các trường ĐH, Bộ GD&ĐT nên chỉ đạo để các trường thấy rằng, việc về địa phương, cùng địa phương tổ chức thi là trách nhiệm; không đơn thuần chỉ là người đi giám sát địa phương, giám sát kì thi. Cảm giác 2 năm vừa rồi, ngay việc bố trí cán bộ của trường ĐH làm công tác thi ở địa phương chưa được quan tâm đúng mức. Vì thiếu cán bộ nên có trường ĐH thậm chí cử đến nhân viên làm nhiệm vụ coi thi.

Cần thiết thì Bộ GD&ĐT nên tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Ngoài việc phân công cho các trường ĐH làm nhiệm vụ thanh tra ở địa phương, nhất thiết trong các đoàn thanh tra ít nhất phải có 1 người của Bộ. Chúng ta không phải không tin thành viên của các trường ĐH, nhưng dẫu sao, nếu có người của Bộ thì khi tác nghiệp, thực hiện công vụ đảm bảo tính khách quan và độ tin cậy với xã hội hơn.

Bà Phạm Thị Hằng - Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa: Nên làm phách cả bài thi trắc nghiệm

Giám đốc các Sở GD&ĐT “hiến kế” tổ chức thi THPTQG năm 2019 - Ảnh minh hoạ 3
Bà Phạm Thị Hằng 

Về cơ bản, có thể nhận định kỳ thi THPT quốc gia 2018 diễn thành công. Tại Thanh Hóa, không chỉ năm 2018 mà tất cả các năm trước đây, tỉnh đều làm rất nghiêm túc ở tất cả các kì thi, đặc biệt kì thi THPT quốc gia để đánh giá thực chất việc dạy và học trong nhà trường và không chạy theo bệnh thành tích. Quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh cũng như lãnh đạo ngành là chúng tôi không lấy bệnh thành tích để gây áp lực với các nhà trường.

Riêng kỳ thi THPT quốc gia, tôi cho rằng đến năm 2020 chúng ta vẫn nên ổn định kì thi. Tuy nhiên, qua kỳ thi năm 2018, với những cái được và chưa được, chúng tôi thấy có một số điều cần nghiên cứu thêm. Trước hết là đề thi cần đánh giá được kiến thức, năng lực, trình độ của học sinh, tránh đòi hỏi cao quá hoặc dễ quá. Về coi thi, vẫn nên có sự phối hợp với các trường ĐH. Mỗi điểm thi nên ít nhất có 3 trường tham gia, trong đó có trường ĐH của trung ương, địa phương, cũng như của THPT để giảng viên các trường khi làm nhiệm vụ coi thi có sự kiểm tra giám sát lẫn nhau, tránh chủ quan.

Khâu làm phách, bài thi trắc nghiệm nên nghiên cứu làm sao có mã hóa về phách, để cán bộ chấm thi không biết được trực tiếp bài đó là của học sinh nào, Hội đồng làm phách trắc nghiệm và tự luận nên cách ly triệt để đến khi chấm xong

Khâu chấm thi, quan điểm của tôi có khi không cần thiết phải đổi chéo; có thể lắp thêm camera giám sát ở các điểm chấm, hạn chế bớt tiêu cực.  Thứ 2 là sự giám sát chặt chẽ của thanh tra Bộ, thanh tra Sở và PA83, đặc biệt lực lượng công an sẽ có nghiệp vụ để phát hiện được các hành vi gian đối của cán bộ làm thi, giúp chúng ta phòng ngừa được nhiều trong các khâu.

Ông Nguyễn Đình Vĩnh - Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng: Không có gì khó khăn nếu chấm thi theo cụm, chấm chéo

Giám đốc các Sở GD&ĐT “hiến kế” tổ chức thi THPTQG năm 2019 - Ảnh minh hoạ 4
Ông Nguyễn Đình Vĩnh 

Để năm kỳ thi THPT quốc gia 2019 tốt hơn, trước hết cần tổng thể rà soát toàn bộ các thông tư hướng dẫn về công tác thi, trong đó có các quy trình, công tác nghiệp vụ, công tác kĩ thuật và các điểm yếu khác mà qua tổng rà soát chúng ta phát hiện ra.

Sở GD&ĐT Đà Nẵng đề nghị Bộ GD&ĐT giữ ổn định thời gian thi (từ 24-27/6 như năm vừa qua). Sác Sở GD&ĐT trên cơ sở đó chủ động xây dựng kế hoạch dạy học, ôn tập, kế hoạch thi thử, đồng thời thực hiện song hành với các công tác tuyển sinh lớp 1, lớp 6, lớp 10 đầu cấp ở địa phương.

Về cấu trúc đề thi, tôi cho rằng đề thi năm 2018 khá ổn; chỉ chú trọng thêm 2 môn là Ngoại ngữ và Lịch sử để làm sao có phổ điểm hợp lí, đồng bộ như các bộ môn Toán, Lý, Sinh học...

Ngoài ra, phối hợp giữa Sở và trường ĐH cần gắn chặt hơn nữa; có thể không phải trường ĐH trên địa bàn phối hợp với Sở GD&ĐT mà hoán đổi dưới nhiều hình thức khác nhau để luôn tạo sự mới mẻ, sự giám sát lẫn nhau tốt hơn.

Tôi cũng đề nghị Bộ GD&ĐT thay đổi điều kiện xét đặc cách với các thí sinh chẳng may bị tai nạn giao thông, hoặc đau ốm không mong muốn. Có thể tính bằng môn điểm thi của thí sinh cộng với điểm học chia 2; hoặc chúng ta so sánh với điểm trung bình chung của thí sinh cả nước sau khi chấm thi xong để ấn định điểm làm điều kiện xét tuyển đặc cách với học sinh.

Về phiếu trả lời trắc nghiệm, không nhất thiết phải gộp tất cả các môn trong tổ hợp vào một phiếu mà có thể tách riêng mỗi môn trong bài tổ hợp thành một phiếu trả lời trắc nghiệm, sau đó tiến hành niêm phong để tiếp tục môn khác. Làm như vậy sẽ tạo sự thoải mái hơn cho giám thị và tạo nên tính nghiêm túc cho kì thi.

Về một số ý kiến cho rằng nên chấm thi trắc nghiệm theo cụm, hoặc chấm chéo. Tôi cho rằng, chấm thi trắc nghiệm đưa về các cụm tập trung rất thuận lợi khi chúng ta có đầy đủ cơ sở vật chất, chỉ hoán đổi các thành viên. Về tự luận, trước đây chúng ta tổ chức chấm chéo giữa các tỉnh thành; nay nếu trở lại tổ chức chấm chéo cũng không gây khó khăn gì. Tuy nhiên, cần tính khoảng cách di chuyển của bài thi để hoán đổi tương đối hợp lý.

Tác giả bài viết: Hiếu Nguyễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập645
  • Hôm nay20,151
  • Tháng hiện tại298,281
  • Tổng lượt truy cập51,654,240
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944