Chuyện học giữa mùa dịch corona

Thứ năm - 06/02/2020 03:39 628 0
GD&TĐ - Hầu hết các địa phương trên toàn quốc đều cho học sinh (HS) nghỉ học phòng chống dịch bệnh nCoV nhưng cũng có nơi mở cửa trường đón trò trở...
Chuyện học giữa mùa dịch corona

Mỗi cán bộ giáo viên là một tuyên truyền viên

Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Quý Quân (Hà Quảng) – một trong những trường vùng cao biên giới của Cao Bằng, HS đã trở lại trường lớp ổn định học tập. Tiết học tiếng Anh của thầy Hoàng Văn Hữu cùng các học trò vẫn sôi nổi và nghiêm túc nhưng khác hơn so với những ngày thường. Điều khác biệt là các em đến lớp đều đeo khẩu trang.

Là địa bàn biên giới, nên có thể người thân của các em sẽ sang Trung Quốc làm ăn. Vì thế, trong giờ học, tôi nhắc nhở HS lưu ý và thực hiện biện pháp phòng chống dịch bệnh. Về cơ bản, học sinh đã nắm được nhưng ý thức tự bảo vệ, phòng chống dịch bệnh của các em chưa cao nên buổi học đầu tiên, nhiều HS không đeo khẩu trang đến lớp, không thực hiện rửa tay bằng xà phòng hoặc thuốc sát khuẩn.
Thầy Hoàng Văn Hữu 

Đầu tiết học thầy Hữu dành ít phút để nhắc HS thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh do virus Corona gây ra. Thầy nhắc nhở HS thông báo kịp thời cho giáo viên khi phát hiện bạn bè, người thân, người dân có biểu hiện nghi nhiễm nCoV như: Ho, sốt, khó thở, đau người… Thầy cũng không quên cập nhật tình hình bệnh ở Trung Quốc và các quốc gia, vùng lãnh thổ để cảnh báo mức độ nguy hiểm của đại dịch này với học trò.

Để đón HS trở lại lớp, thầy Hiệu trưởng Đàm Văn Tuyên cho hay: Nhà trường đã tổ chức phun thuốc khử trùng, sát khuẩn toàn bộ các lớp học, khuôn viên sư phạm. Đồng thời thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Vì trường nằm trên địa bàn vùng biên giới nên nhà trường đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền, đồng thời lưu ý HS, nếu có tiếp xúc với người thân đi từ Trung Quốc hoặc từ vùng có dịch về thì phải nghiêm túc khai báo với nhà trường để có biện pháp ứng phó.

“Chúng tôi xác định, mỗi cán bộ, giáo viên và HS sẽ là những tuyên truyền viên về phóng chống dịch bệnh do virus Corona gây ra. Các thầy, cô giáo và HS sẽ là cầu nối để lan tỏa những biện pháp phòng chống dịch bệnh đến gia đình và người thân” – thầy Tuyên nhấn mạnh, đồng thời cho biết: Các phòng vệ sinh của nhà trường đã được trang bị xà phòng, nước rửa tay. Nhà trường cũng khuyến khích giáo viên, HS đeo khẩu trang đúng cách khi đến trường.

Chuyện học giữa mùa dịch corona - Ảnh minh hoạ 2
 Hướng dẫn học sinh vùng cao sử dụng khẩu trang y tế đúng cách

Trấn an tâm lý phụ huynh

Tại Trường THCS Tân Giang (TP Cao Bằng), thầy Phó Hiệu trưởng Ngọc Bằng Giang thông tin: Buổi học đầu tiên (ngày 5/2) vắng 18/297 HS. Số HS nghỉ học chủ yếu là do tâm lý lo sợ dịch bệnh nCoV của phụ huynh nên họ tự ý cho con nghỉ học. Nhà trường đã giao cho giáo viên chủ nhiệm đến tuyên truyền, vận động phụ huynh nhắc nhở con em đi học đầy đủ theo quy định.

“Trước khi đón các em trở lại học tập, chúng tôi đã tiến hành tổng vệ sinh, sát khuẩn, khử trùng toàn bộ các lớp học. Mỗi lớp đều được dán khuyến cáo của ngành Y tế về dấu hiệu nhận biết và biện pháp phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona gây ra” – thầy Giang chia sẻ và cho biết: Qua quan sát, hầu hết HS và giáo viên đều đeo khẩu trang đúng cách đến trường. Điều đó cho thấy, ý thức phòng chống dịch bệnh của thầy – trò đều tốt.

Cũng theo thầy Giang, song song với việc ổn định dạy – học, nhà trường vẫn chú trọng và chủ động ứng phó với đại dịch nguy hiểm này. “Chúng tôi yêu cầu cán bộ y tế chuẩn bị đầy đủ các thiết bị cần thiết như: Thuốc hạ sốt, nhiệt kế để đo thân nhiệt, thuốc sát khuẩn, găng tay, khẩu trang chuyên dụng… trong trường hợp phát hiện HS hoặc giáo viên có biểu hiện sốt sẽ tiến hành các biện pháp theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Chúng tôi sẽ thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ gồm: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, cơ sở vật chất tại chỗ, hậu cần tại chỗ… và chủ động sẵn sàng ứng phó với nCoV, để thầy – trò yên tâm dạy tốt và học tốt” – thầy Giang nhấn mạnh.

Theo thống kê của Sở GD&ĐT Cao Bằng, buổi học đầu tiên, tỷ lệ HS đến trường dao động từ 5 - 9% (đối với khối mầm non), khối tiểu học từ 20 - 27%; khối THCS và THPT đạt trên 90%, có địa phương đạt 100%. Căn cứ tình hình thực tế và diễn biến của dịch nCoV, Sở GD&ĐT đã xin ý kiến và đề xuất với lãnh đạo UBND tỉnh cho HS khối mầm non, tiểu học nghỉ học tạm thời đến hết ngày 9/2 và đã được UBND nhất trí. Khối THCS và THPT vẫn đi học bình thường theo quy định.

Chuyện học giữa mùa dịch corona - Ảnh minh hoạ 3
 Ngành GD các địa phương đang nỗ lực phòng dịch để học sinh sớm ổn định việc học tập

Học sinh xin đi học trở lại

“Ăn bài tập ngập mồm; Toang luôn rồi; Toang thật rồi; Corona thử thách anh em mình bằng bài tập; Cô ơi, con muốn đi học cho đỡ bài…; Người như “điên” lên vì suốt ngày bài tập mà không được ra khỏi nhà; Làm bài chưa? Nhiều lắm đấy và không dễ như cày game đâu…” là đoạn trao đổi của HS nhiều trường phổ thông trong những ngày ở nhà… né dịch thời gian qua.

Trong cảnh “ở nhà khổ hơn đi học”, Nguyễn Khánh Minh – lớp 8 Trường Đống Đa (Hà Nội) than thở với bố mẹ: Con tưởng được nghỉ vì dịch bệnh là có thể thoải mái, ai ngờ còn cả đống đề bài, đề cương ôn tập kiểm tra, chấm điểm. Đến trường học vừa vui hơn vì có bạn bè mà bài tập phải làm cũng không nhiều đến thế. Con muốn đi học không muốn nghỉ kể cả đang có dịch.

Chị Nguyễn Hà Thanh có con học lớp 9 Trường Mari Curie Hà Nội chia sẻ: 2 ngày nay GV chủ nhiệm chuyển đề bài các môn học phải làm bài tập và ôn tập để bố mẹ in ra cho các con làm tại nhà. Bản thân mình mới in ra thôi đã thấy một khối lượng lớn thì HS nhìn không thể không “ngại”.

Vẫn biết con năm nay có kỳ thi quan trọng vào lớp 10 và kỳ thi học kỳ II cũng đang tới gần, việc học không thể tạm ngưng quá lâu… nhưng việc giao bài tập hợp lý để HS không thấy “hoảng” về tâm lý dẫn đến sợ học thì GV nên cân nhắc. Mặt khác, vấn đề tự học của HS không phải em nào cũng có kỹ năng và phát huy tốt thì việc giao bài khối lượng lớn càng đánh vào tâm lý ngại học, thậm chí học đối phó, chép vào cho đủ…

Có thể nói, việc giao bài tập đối với HS trong quãng thời gian nghỉ học kéo dài là việc cần thiết. Song giao bao nhiêu bài, hình thức giao bài ra sao để giúp HS tự học hiệu quả, không trở thành áp lực cho HS khi ở nhà cũng như dồn trách nhiệm đốc thúc con em học tập lên vai phụ huynh HS… cần được GV nghiên cứu. Việc giao bài cần mang lại hiệu quả về mặt kiến thức, phát huy ý thức tự học của HS, không để HS học tập đối phó thay vì GV giao theo trách nhiệm, theo yêu cầu của GV chủ nhiệm, của phụ huynh HS.

Anh Nguyễn Thanh Nam, phụ huynh Trường Đoàn Thị Điểm – Ecopark (Hưng Yên) đồng tình với quan điểm giao bài tập về nhà nhưng phải khoa học và hợp lý tránh tạo áp lực học tập quá nặng cho HS và trách nhiệm đốc thúc, quản lý quá nhiều cho phụ huynh. Theo anh Nam, việc nghỉ học dài ngày là vấn đề chung toàn ngành, thời gian và kế hoạch năm học có sự thay đổi bất ngờ, ngành Giáo dục và nhà trường sẽ có phương án tháo gỡ bằng nhiều cách chứ không thể bù lấp hoàn toàn bằng việc giao quyền tự học cho HS là ổn thỏa.

Còn theo bà Đinh Phương Anh – Hiệu trưởng Trường THCS Lương Yên – Hai Bà Trưng (Hà Nội): Không có chỉ đạo, hướng dẫn nào của Bộ, Sở GD&ĐT về việc giao bài cho HS tự làm khi nghỉ phòng chống dịch. Tuy nhiên, có thể một số GV, đặc biệt GV đang dạy lớp 9, lớp 12 lo lắng cho HS sắp bước vào kỳ thi quan trọng là THPT và tốt nghiệp THPT quốc gia nên có thể giao bài, đề cương ôn tập… để HS tự làm và tự ôn.

Song bà Đinh Phương Anh cũng cho rằng: Việc giao bài tập để HS tự làm, tự ôn tại nhà cần phải cân nhắc hợp lý theo trình độ, năng lực, tiếp thu, sự hào hứng và đặc biệt là khối lượng phù hợp với đối tượng HS. Để HS không lãng phí thời gian học tập trong thời gian nghỉ, GV cần có sự định hướng học những gì, bài nào, trong phạm vi ra sao. GV chỉ nên hỗ trợ kiến thức HS nhịp nhàng vừa phải và mang lại sự hứng thú.

Không nên gây áp lực cho HS bằng cách giao bài tập để sau khi đi học sẽ kiểm tra, chấm điểm. Việc giao bài hay ôn tập tại nhà cần phù hợp về khối lượng, đối tượng. Thậm chí chỉ cần tập trung vào một số bộ môn chính thay vì dàn trải tất cả các môn trong một khoảng thời gian. Giao bài tập cũng cần nhận được sự đồng tình của phụ huynh HS, khơi gợi sự hứng khởi, chủ động hợp tác của HS trong học tập. Tự học phải theo nhu cầu và năng lực của từng HS.

Bù kiến thức sau khi nghỉ các nhà trường sẽ có kế hoạch và chủ động bằng nhiều cách. Giao bài tập, ôn tập về nhà trong thời gian nghỉ để đảm bảo số lượng kiến thức, thời gian chương trình không phải là cách làm hiệu quả.

Sở đã chỉ đạo các trường không được lơ là, chủ quan trong công tác phòng chống dịch bệnh, nhất là với khối THCS, THPT khi học sinh đã trở lại học tập bình thường. Chúng tôi cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng kịch bản ứng phó trước đại dịch này. Đặc biệt là với các trường học vùng biên giới, ngoài việc chủ động ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ”, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho giáo viên, học sinh về dịch nCoV. Mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh phải là tuyên truyền viên cho người dân về phòng chống dịch bệnh.
          Ông Vũ Văn Dương – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Cao Bằng 

M. Phong - Đ. Trí

Tác giả bài viết: M. Phong - Đ. Trí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập795
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm794
  • Hôm nay28,043
  • Tháng hiện tại306,173
  • Tổng lượt truy cập51,662,132
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944