Coi trọng bài báo khoa học quốc tế: 'Cán cân' có lệch?

Thứ sáu - 05/01/2024 01:12 65 0
Điều này được các chuyên gia nhấn mạnh và cho rằng, thay vì coi trọng bài báo khoa học quốc tế, cần đầu tư để phát triển mạnh tạp chí trong nước. Băn khoăn tiêu chuẩn Theo GS.TS Hoàng Anh Tuấn - Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), khoa học xã hội và nhân văn là...
Coi trọng bài báo khoa học quốc tế: 'Cán cân' có lệch?

Điều này được các chuyên gia nhấn mạnh và cho rằng, thay vì coi trọng bài báo khoa học quốc tế, cần đầu tư để phát triển mạnh tạp chí trong nước.

Băn khoăn tiêu chuẩn

Theo GS.TS Hoàng Anh Tuấn - Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), khoa học xã hội và nhân văn là một trong những lĩnh vực “bị vướng” bởi những quan niệm chưa đúng về đánh giá sản phẩm khoa học. Về căn bản, bài báo khoa học được định nghĩa là bài đăng trên tạp chí. Trong khi đó, sản phẩm khoa học phổ biến của các nhà khoa học trong lĩnh vực này là sách. “Vì thế, cần định nghĩa lại, bài báo khoa học là sản phẩm khoa học được đăng tải trên tạp chí hoặc sách”, GS.TS Hoàng Anh Tuấn đề xuất.

Trao đổi tại hội thảo liêm chính trong nghiên cứu khoa học do Bộ GD&ĐT và Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp tổ chức, TS Phạm Phương Chi - Viện Văn học, Hội đồng Khoa học liên ngành Văn học và Ngôn ngữ học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cho hay, ở Mỹ không có khái niệm đánh giá nhà khoa học phải dựa vào tiêu chí đăng bài báo khoa học trên các tạp chí ISI hay Scopus (hai hệ thống đánh giá tạp chí được cho là uy tín trên thế giới).

“Đến khi về Việt Nam, tôi luôn đặt câu hỏi tại sao lại có tiêu chuẩn này”, TS Phạm Phương Chi băn khoăn và cho biết, khi tham khảo ý kiến thầy, cô giáo của mình ở Đức và Mỹ, họ cũng không có khái niệm về tạp chí ISI hay Scopus. Họ luôn cố gắng đăng bài nghiên cứu trên tạp chí tại các trường ĐH, vì như vậy sẽ được đánh giá cao. “Chúng ta dựa vào các tạp chí thuộc hệ thống ISI, Scopus để đánh giá nhưng đã bao giờ tìm hiểu quá trình các tạp chí được xét duyệt vào các danh mục này chưa?”, TS Phạm Phương Chi đặt câu hỏi.

Từng tham gia đề xuất tạp chí ở các nước vào danh mục ISI, Scopus, TS Phạm Phương Chi nhận thấy, việc dựa vào các tạp chí trong hệ thống này mang tính tương đối. Vấn đề quan trọng nhất là yếu tố con người. Do đó, đã đến lúc cần thắt chặt định nghĩa thế nào là bài báo quốc tế uy tín.

Theo đó, quy định là tạp chí trong danh mục uy tín chưa đủ, mà phải thêm vào yếu tố: Được xuất bản bởi các nhà xuất bản kém chất lượng hoặc tổ chức khoa học giả mạo, có thời gian đăng bài nhanh (dưới 6 tháng), yêu cầu đóng phí đăng bài. Ngoài ra, cũng cần xem xét lý lịch khoa học thành viên của ban biên tập tạp chí đó.

Với tạp chí uy tín, sau khi gửi bài sẽ có quá trình xét duyệt nội bộ ít nhất 3 tháng. Qua được vòng này, bài được gửi đi phản biện và quá trình này thường kéo dài 3 - 6 tháng, thậm chí 1 năm. Kết quả phản biện luôn yêu cầu sửa về nội dung, hình thức (trong trường hợp đồng ý cho sửa). “Với ngành của tôi, từ lúc gửi bài cho đến khi đăng thường là 2 năm”, TS Phạm Phương Chi chia sẻ.

Tạp chí Kinh tế và Phát triển của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân ghi tên vào danh sách tạp chí thuộc danh mục Scopus. Ảnh: NVCC

Tạp chí Kinh tế và Phát triển của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân ghi tên vào danh sách tạp chí thuộc danh mục Scopus. Ảnh: NVCC

Phát triển tạp chí trong nước

Theo TS Phạm Phương Chi, những tiêu chí về tạp chí uy tín được Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Nafosted) hay Hội đồng Giáo sư Nhà nước đưa ra khi xét duyệt đề tài, chức danh. Tuy nhiên, các ứng viên vẫn có thể “lách luật” từ “kẽ hở” của chính cơ sở dữ liệu ISI, Scopus. Có những tạp chí kém chất lượng chỉ tồn tại trong cơ sở dữ liệu này thời gian ngắn, vừa đủ để nghiệm thu đề tài và “vừa vặn” lọt qua lần xét duyệt. “Vì thế, lựa chọn tiêu chí các thành viên xét duyệt đề tài hoặc hội đồng chức danh, cần nâng cao năng lực cũng như liêm chính của thành viên các hội đồng”, TS Phạm Phương Chi đề xuất.

Đánh giá nhà khoa học cần nhìn nhận toàn diện, không nên chỉ tập trung vào định lượng các bài báo quốc tế, GS.TS Đinh Thị Mai Thanh - Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội nhấn mạnh và cho rằng, nhà khoa học Việt Nam có thể đăng bài ở các tạp chí trong nước uy tín. “Có nhà khoa học chỉ đưa ra những bài báo quốc tế, nhưng không có công trình đóng góp trong nước, khi xem xét chức danh giáo sư, hội đồng cũng đặt câu hỏi?”, GS.TS Đinh Thị Mai Thanh cho hay.

Cần đầu tư để phát triển tạp chí trong nước là đề xuất của GS.TS Lê Quốc Hội - Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội). Cách đây 20 năm, Thái Lan cũng giống Việt Nam hiện nay. Khi đó, công bố quốc tế của họ tốt nhưng ít tạp chí trong nước đạt chuẩn quốc tế. Họ nhận thấy nền khoa học trong nước giống như cơ thể đang bị lệch.

Từ bài học kinh nghiệm của Thái Lan, GS.TS Lê Quốc Hội cho rằng, quốc tế hóa của Việt Nam đang bị lệch vì liên kết đào tạo, công bố quốc tế tốt nhưng hội nhập chưa tốt. Đến thời điểm hiện tại, mới có 13 tạp chí vào danh mục ISI, Scopus. Các tạp chí của Việt Nam chưa có văn hóa cùng nỗ lực phát triển và thiếu cơ chế nâng tầm tạp chí.

“Ở Thái Lan, sau khi nhận thức được vấn đề, họ đã thành lập hệ thống trích dẫn quốc gia, từ đó tạo nên mặt bằng cạnh tranh giữa các tạp chí trong nước. Từ hệ trích dẫn quốc gia, Thái Lan tiệm cận với quốc tế. Đến nay, họ có 60 tạp chí vào Scopus trong 10 năm”, GS.TS Lê Quốc Hội thông tin và cho rằng, cần tạo ra cơ sở dữ liệu tiền đề cho hệ thống trích dẫn quốc gia Việt Nam để đánh giá xếp hạng các tạp chí; đồng thời đưa ra tiêu chuẩn thế nào là một tạp chí khoa học; trong đó có tiêu chí định tính, định lượng. Chúng ta có thể áp dụng 10 tiêu chí của ACI (hệ thống cơ sở dữ liệu của các nước ASEAN). Hệ thống này lựa chọn mỗi nước 2 chuyên gia hàng đầu/lĩnh vực để đánh giá.

PGS.TS Trần Anh Tuấn - Chánh Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước cho hay, hệ thống tạp chí khoa học ở Việt Nam khá phong phú về số lượng. Hiện, cả nước có hơn 600 tạp chí khoa học. Hầu hết bộ, ngành, cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu, các hội, phân hội… đều có tạp chí khoa học riêng. Tính đến tháng 12/2023, Việt Nam có 13 tạp chí thuộc danh mục Scopus và WoS. Đối với danh mục ACI (thuộc AAEAN), Việt Nam có 26 tạp chí (tính đến tháng 3/2023).

Tác giả bài viết: Minh Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập529
  • Hôm nay46,917
  • Tháng hiện tại325,047
  • Tổng lượt truy cập51,681,006
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944