CTGDPT mới: Giáo viên chủ động linh hoạt, gia đình đồng hành sẽ thành công

Thứ tư - 04/11/2020 04:24 267 0
GD&TĐ - Ngành GD&ĐT Ninh Bình đã bước vào triển khai CT và SGK lớp 1 hơn 2 tháng. Xác định đổi mới là hành trình cần có thời gian và không dễ dàng nên nhà trường, GV đã chuẩn bị tâm thế vững vàng để “nhập cuộc” .
CTGDPT mới: Giáo viên chủ động linh hoạt, gia đình đồng hành sẽ thành công

Bước qua bỡ ngỡ

Sau hơn 2 tháng triển khai CT, SGK lớp 1, cơ bản đội ngũ GV lớp 1 đã thấy được những thuận lợi và khó khăn. Từ đó xác định sự chủ động trong dạy và học.  

Cô giáo Đinh Thị Dung – Trường Tiểu học Thượng Hòa (Nho Quan, Ninh Bình) chia sẻ: Qua 7 tuần triển khai dạy học môn Tiếng Việt bộ SGK Cánh Diều cho thấy nhiều ưu điểm như sách thiết kế hợp lý, nhẹ nhàng, rõ ràng. Hoạt động học của HS cũng ngắn gọn (2 tiết học có 4 hoạt động). Việc phân bố chương trình, âm vần trong tuần 26 hợp lý với HS. Sách “mềm” thuận lợi cho GV...

Cô Đặng Thị Minh Nguyệt - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sơn Hà (Huyện Nho Quan, Ninh Bình) khi nhận xét sách Cánh Diều cũng chỉ ra một số nhược điểm, tuy nhiên cho rằng ưu điểm là điều đáng quan tâm và ghi nhận. Cụ thể như bài học triển khai theo quy trình 6 bước, dễ dạy, dễ học. Có sách điện tử đã hỗ trợ tốt cho GV, HS trong quá trình dạy và học. Việc phân phối chương trình trong 26 tuần, mỗi tuần 2 âm, vần khá phù hợp với HS... 

CTGDPT mới: Giáo viên chủ động linh hoạt, gia đình đồng hành sẽ thành công - Ảnh minh hoạ 2
GV chủ động, linh hoạt trong mỗi tiết dạy. 

Cô Nguyễn Thị Hải Yến - Trường Tiểu học Thị trấn Phát Diệm (Huyện Kim Sơn, Ninh Bình) khi nhận xét về bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng đánh giá cao một số ưu điểm trong quá trình triển khai như: Sách đã phân chia hoạt động rõ ràng. Nội dung đầy đủ, từ, câu, tranh ảnh phù hợp, hấp dẫn. Mặt khác 100% nội dung, kiến thức, chương trình của sách phù hợp với việc triển khai dạy học 2 buổi/ngày…

Theo cô Yến, dù còn những khó khăn như thời gian tựu trường muộn nên không có thời gian cho HS làm quen, đồ dùng thiết bị dạy học hiện đại còn thiếu, một số nội dung chưa phù hợp, câu dài, một số chủ đề khó với HS nông thôn…, tuy nhiên với sự hỗ trợ, chỉ đạo kịp thời của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, nhà trường về chuyên môn - nên GV đã linh hoạt thay thế ngữ liệu phù hợp với HS. Việc dạy và học đã bước qua bỡ ngỡ đi vào ổn định, hiệu quả.

Cô Kiều Bích Thủy – GV lớp 1 trường Tiểu học Ninh Thắng (huyện Hoa Lư – Ninh Bình) cũng bày tỏ: Tất nhiên không tránh được những vất vả khó khăn khi triển khai CT, SGK mới song cơ bản HS tiếp thu ổn, chương trình mới cũng gần gũi với HS nên HS không khó để tiếp nhận kiến thức. 

CTGDPT mới: Giáo viên chủ động linh hoạt, gia đình đồng hành sẽ thành công - Ảnh minh hoạ 3
HS Ninh Bình đã dần thích nghi cùng CT, SGK mới

Để dạy học CT, SGK mới hiệu quả

Theo cô Đỗ Thị Mỹ - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ninh Thắng (Hoa Lư – Ninh Bình): Quá trình triển khai CTGDPT và SGK lớp 1 mới phía nhà trường đã làm tốt công tác bồi dưỡng GV, Ban giám hiệu trực tiếp hỗ trợ GV trong cả chuyên môn lẫn hướng dẫn HS ổn định nề nếp đầu năm học… Song để HS đến trường học hiệu quả, không áp lực với kiến thức thì không thể thiếu sự phối hợp của bố mẹ với nhà trường trong các hoạt động.

Ví như, cha mẹ phải hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà thật tốt, đầy đủ đồ dùng học tập. Với một số nội dung, kiến thức cần trao đổi cùng GV để hướng dẫn con thực hành lại tại nhà. Hơn thế, HS lớp 1 không chỉ học kiến thức trên lớp, các em còn học được nhiều kỹ năng, kiến thức từ những trải nghiệm cuộc sống hàng ngày. Khi được hỗ trợ của gia đình thì chắc chắn việc học của HS sẽ hiệu quả.

Cô Đỗ Thị Mỹ cũng đưa ra đề nghị, Sở GD&ĐT cần tiếp tục có những đợt bồi dưỡng thêm để GV lớp 1 nắm vững hơn chương trình, kĩ năng, phương pháp dạy học. Cùng đó, cần hỗ trợ trang bị thiết bị dạy học đầy đủ để GV có thể đổi mới sáng tạo, giúp HS nhanh chóng tiếp thu bài.

Cô Lê Thị Thúy Hiền - Trường Tiểu học Đông Thành (TP Ninh Bình – Ninh Bình) cũng đề nghị đơn vị chức năng cần cung cấp sớm nguồn tài nguyên, tranh ảnh, video… Như vậy GV có thể khai thác sử dụng vào bài giảng tốt hơn, tăng cường chất lượng giáo dục qua từng tiết dạy.

Bà Bùi Thị Khuyên - Phó giám đốc Sở GD&ĐT Ninh Bình cho biết, thời gian tới để triển khai tốt CT&SGK mới, đã yêu cầu Phòng GDĐT các huyện, thành phố chỉ đạo các nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch dạy học, GV điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với đối tượng HS. Mặt khác cần tích cực đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng dẫn tại Công văn số 1315/BGDĐT-GDTH. Đặc biệt, việc dự giờ, tư vấn, hỗ trợ GV, tăng cường công tác truyền thông, tổ chức hiệu quả các lớp bồi dưỡng GV sẽ được quan tâm chú trọng.

Bà Bùi Thị Khuyên cho rằng khi GV tự chủ, linh hoạt sáng tạo trong dạy học, cha mẹ học sinh đồng hành với nhà trường, thầy cô… thì nhất định việc dạy học theo CT và SGK mới sẽ thành công.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập553
  • Hôm nay17,570
  • Tháng hiện tại295,700
  • Tổng lượt truy cập51,651,659
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944