Đánh giá trên hệ thống TEMIS phù hợp với giáo dục vùng cao Lai Châu

Thứ sáu - 22/10/2021 22:41 310 0
GD&TĐ - “Số liệu trên báo cáo TEMIS đã phản ánh đúng thực tế tại tỉnh, các thông tin đáng tin cậy cho công tác quản lý của ngành GD-ĐT” - Đó là đánh giá của thầy Lưu Hồng Phương, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Lai Châu.
Đánh giá trên hệ thống TEMIS phù hợp với giáo dục vùng cao Lai Châu

Nhiều lợi ích

Căn cứ văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Ban Quản lý Chương trình ETEP, Sở GD&ĐT Lai Châu đã triển khai văn bản hướng dẫn cán bộ quản lý, giáo viên triển khai đánh giá trên hệ thống TEMIS (gọi tắt hệ thống). Cán bộ quản lý, giáo viên đăng nhập vào hệ thống TEMIS để thực hiện quá trình tự đánh giá và tải minh chứng của các tiêu chí đánh theo Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT và Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT.

Thầy Lưu Hồng Phương, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Lai Châu cho biết: “Việc đánh giá trên hệ thống được thực hiện theo trình tự. Theo đó, giáo viên tự đánh giá trên hệ thống. Sau đó, Hiệu trưởng các trường sử dụng tài khoản quản trị của đơn vị trường tổ chức đánh giá chuẩn Phó Hiệu trưởng và giáo viên của đơn vị. Trưởng Phòng GD&ĐT đánh giá chuẩn Hiệu trưởng các đơn đơn vị trực thuộc Phòng GD&ĐT. Giám đốc Sở đánh giá chuẩn Hiệu trưởng các đơn vị trực thuộc Sở.

Từ đó, Sở GD&ĐT tổ chức xây dựng báo cáo kết quả đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục của toàn ngành”.

Cũng theo Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Lai Châu, so với đánh giá trên giấy thì đánh giá trên hệ thống trực tuyến có nhiều ưu điểm, giúp các đơn vị nhà trường giảm nhẹ công tác lưu hồ sơ đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên. Toàn bộ minh chứng của các tiêu chuẩn, tiêu chí đều được cập nhật trên hệ thống.

Cùng với đó, cơ quan quản lý giáo dục thuận lợi trong công tác khai thác số liệu phục vụ công tác quản lý như: Kết quả đánh giá của Hiệu trưởng đối với giáo viên, kết quả tự đánh giá của giáo viên phổ thông, cán bộ quản lý để phục vụ công tác cán bộ, công tác thống kê nhu cầu bồi dưỡng thường xuyên, kết quả bồi dưỡng thường xuyên của từng đơn vị trường học và từng Phòng GD&ĐT.

Đồng thời, nắm bắt nhu cầu về bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông. Dựa vào các số liệu trong báo cáo TEMIS đểxây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp, đánh giá chất lượng, hiệu quả và cập nhật các chương trình bồi dưỡng thường xuyên.

“Dựa vào thông tin dữ liệu trên báo cáo TEMIS, cơ quan quản lý giáo dục nắm bắt được xu hướng phát triển năng lực nghề nghiệp và nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên và cán bộ quản lý.  Từ đó, tham mưu kế hoạch, chính sách phù hợp cho giáo viên và cán bộ quản lý của tỉnh”, ông Lưu Hồng Phương cho biết.

Đối với các phòng, trường học trên địa bàn, việc đánh giá trên hệ thống TEMIS cũng có nhiều thuận lợi. Thầy Nguyễn Minh Chiều, Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện Tam Đường chia sẻ: “Giáo viên và cán bộ quản lý không phải viết hoặc in giấy nhiều mà chỉ việc tích vào ô kết quả tự đánh giá, hệ thống sẽ tự cập nhật kết quả tương ứng với các tiêu chuẩn, tiêu chí”.

“TEMIS tiện lợi, khoa học để nhà trường đưa minh chứng lên và lưu giữ trên đó. Là "phương tiện" hỗ trợ nhà trường đánh giá những ưu điểm, hạn chế và khắc phục đồng thời đưa ra chiến lược phát triển phù hợp. Thiết kế phù hợp trình độ tin học của từng giáo viên, dễ thực hiện”, thầy Nguyễn Văn Duy, Phó Hiệu trưởng, trường phổ thông DTBT THCS Thu Lũm, huyện Mường Tè nói.

Khắc phục khó khăn để TEMIS đạt “chuẩn”

Do hệ thống TEMIS được đồng bộ trên Hệ thống bồi dưỡng giáo viên (LMS) của giáo viên và cán bộ quản lý trong triển khai bồi dưỡng các mô đun thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới nên đa số giáo viên và cán bộ quản lý không gặp khó khăn trong việc tự đánh giá trên hệ thống.

Nhiều giáo viên vùng cao gặp khó khi tải minh chứng lên hệ thống TEMIS.

Nhiều giáo viên vùng cao gặp khó khi tải minh chứng lên hệ thống TEMIS.

Tuy nhiên, là tỉnh miền núi, ở một số khu vực vùng sâu, vùng xa có hiện tượng nghẽn mạng xảy ra khi giáo viên, cán bộ quản lý tải minh chứng. Các minh chứng được tải lên hệ thống nhưng chậm cập nhật.

Ông Nguyễn Minh Chiều cho biết: “Đường truyền không ổn định làm mất nhiều thời gian của giáo viên và cán bộ quản lý. Đa số giáo viên và cán bộ quản lý phải thực hiện việc tải minh chứng vào ban đêm”.

Theo Sở GD&ĐT Lai Châu, do mới tiếp cận, Sở còn gặp một số khó khăn trong báo cáo TEMIS, do giáo viên lấy số liệu chưa đúng yêu cầu và người làm báo cáo chưa phân tích và xử lý số liệu đúng cách.

Một số cán bộ quản lý, giáo viên tải minh chứng lên hệ thống chưa đúng theo quy định của Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT và Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT.

“Chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ của Trường ĐHSP Thái Nguyên và đơn vị cung ứng Viettel. Trường ĐHSP Thái Nguyên đã có Công văn và kế hoạch phối hợp cụ thể với Sở, hỗ trợ triển khai và giải đáp thắc mắc của Sở về việc chiết xuất báo cáo TEMIS. Trường cũng đồng hành cùng Sở trong quá trình chiết xuất báo cáo và hỗ trợ Sở trong việc phân tích số liệu Báo cáo”, ông Lưu Hồng Phương nói.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập610
  • Hôm nay62,021
  • Tháng hiện tại340,151
  • Tổng lượt truy cập51,696,110
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944