Quản trị chất lượng

Thứ sáu - 22/10/2021 03:39 220 0
GD&TĐ - Chương trình giáo dục phổ thông 2018 giao nhiều quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục. Điều này đồng nghĩa với việc người đứng đầu nhà trường có nhiều quyền hơn, nhưng yêu cầu, trách nhiệm cũng lớn hơn.
Quản trị chất lượng

Nếu không thực sự thay đổi trong nhận thức và quyết tâm trong hành động, trước hết từ đội ngũ cán bộ quản lý, nhà trường khó có thể phát huy cao nhất được quyền chủ động để thực hiện đổi mới. Vấn đề quản trị nhà trường bởi vậy cũng được đặt ra bức thiết hơn bao giờ hết. Theo đó, đổi mới quản trị theo hướng công khai, minh bạch, hiệu quả; xây dựng văn hóa chất lượng, phát huy tinh thần trách nhiệm của mọi thành viên, tham gia cải tiến chất lượng, góp phần bảo đảm và không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Nói đến hoạt động quản trị nhà trường, trước hết là tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển; quản trị hoạt động dạy học, giáo dục học sinh; quản trị nhân sự trong nhà trường. Cùng với đó là quản trị tổ chức, hành chính, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh của nhà trường. Tất cả đều đòi hỏi thay đổi tư duy của nhà quản lí, cách quản lí, quản trị khi triển khai chương trình mới.

Đáp ứng yêu cầu này, Bộ GD&ĐT đã xây dựng các mô-đun nhằm bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Mới đây, mô-đun 5 về quản trị chất lượng giáo dục nhà trường đã được tập huấn cho các giảng viên quản lý giáo dục chủ chốt. Tại đợt tập huấn này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đã nhấn mạnh rằng, quản trị chất lượng giáo dục là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong các nhà trường và phải đặt lên hàng đầu, là mục tiêu số một trong định hướng phát triển giáo dục hiện nay.

Có thể nói, mọi nỗ lực đổi mới đều để hướng đến chất lượng và cấp độ quản trị chất lượng cao nhất hiện nay, theo các chuyên gia, là quản lý chất lượng tổng thể. Các nhà trường phải hướng tới cốt lõi là sự cải tiến liên tục vì sự phát triển bền vững của nhà trường, nhất là khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Vận dụng quản lý chất lượng tổng thể đòi hỏi nhà trường phải xây dựng kế hoạch chiến lược và tầm nhìn chất lượng cho trường mình. Cùng với đó, thực hiện quản trị chất lượng nhà trường một cách “tổng thể”, bao gồm hoạt động dạy học, giáo dục học sinh,  nhân sự, tổ chức, hành chính, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh…

Tập trung quản trị chất lượng trung tâm của nhà trường, đó là chất lượng học sinh. Đặc biệt, cần huy động sự tham gia của tất cả các thành viên trong nhà trường vào quản trị chất lượng giáo dục; liên tục cải tiến các hoạt động của nhà trường để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục…

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập864
  • Hôm nay52,224
  • Tháng hiện tại330,354
  • Tổng lượt truy cập51,686,313
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944