Độc đáo công viên di tích – thắng cảnh của cô trò xứ Thanh

Thứ năm - 21/10/2021 21:19 506 0
GD&TĐ - Dưới nắng thu vàng, công viên thắng tích của Trường THCS Trần Mai Ninh càng trở nên sinh động. Đây là nơi bày trí nhiều mô hình mô phỏng những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của tỉnh Thanh.
Độc đáo công viên di tích – thắng cảnh của cô trò xứ Thanh

Mô hình trải nghiệm thực tế cho học sinh

Hơn 2 tháng nay, khoảng sân của Trường THCS Trần Mai Ninh (TP Thanh Hóa) trở nên nổi bật bởi công viên thắng tích xứ Thanh.

Hàng loạt di tích lịch sử cùng địa danh nổi tiếng xứ Thanh được mô phỏng sinh động trong công viên rộng khoảng 2.000 m2 của trường.

Theo cô Trần Thị Phương Lan – Hiệu trưởng nhà trường, ý tưởng xây dựng công viên thắng tích xứ Thanh được nhen nhóm từ cuối năm học 2020 – 2021.

Hơn 3 tháng sau, ý tưởng mới chính thức được hiện thực hóa, với sự chung tay, hỗ trợ của các nhà hảo tâm.

Qua 2 tháng triển khai, công viên thắng tích xứ Thanh của cô trò nhà trường chính thức hoàn thành.

Toàn bộ 15 di tích và địa danh nổi tiếng được mô phỏng sinh động, với chất liệu hoàn toàn bằng khung sắt hộp kẽm, ốp nhôm aluminium và in nội dung, hình ảnh lên mặt nhôm.

Độc đáo công viên di tích – thắng cảnh của cô trò xứ Thanh - Ảnh minh hoạ 2
Đây là nơi giúp học sinh có những trải nghiệm thực tế, giúp các em học tốt các môn Lịch sử, Địa lý…

“Theo nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018, bắt đầu năm học mới, sẽ có thêm chương trình Giáo dục địa phương lớp 6.

Vì vậy, trường đã quyết định xây dựng công viên thắng tích mô phỏng những di tích lịch sử, địa danh nổi tiếng xứ Thanh.

Một phần vừa đảm bảo an toàn cho các em trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, vừa tiết kiệm chi phí.

Quan trọng hơn, đây là mô hình trải nghiệm thực tế cho học sinh (HS) nhưng không phải ở đâu xa lạ mà ở ngay trong trường”, cô Phương Lan lý giải.

Ngay ở lối vào công viên thắng tích là địa danh lịch sử Ba Đình (thuộc huyện Nga Sơn, Thanh Hóa) – nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa Ba Đình chống Thực dân Pháp của quân và dân ta.

Sau này, vườn hoa Pugininer (Hà Nội) được đổi tên thành Ba Đình, để kỷ niệm cuộc khởi nghĩa này. Cũng tại Vườn hoa Ba Đình, năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Bên cạnh địa danh lịch sử Ba Đình là Ngàn Nưa – nơi Bà Triệu dấy binh chống quân Ngô. Hình ảnh Bà Triệu cưỡi voi hiên ngang vùi xác quân giặc hiện lên sống động.

Độc đáo công viên di tích – thắng cảnh của cô trò xứ Thanh - Ảnh minh hoạ 3
HS Trần Hữu Phước (lớp 6B, Trường THCS Trần Mai Ninh) cảm thấy thích thúbên thắng cảnh động Hồ Công.

Phía trung tâm là hình ảnh mô phỏng di tích Lam Sơn, địa danh lịch sử gắn liền với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi chống quân Minh, sau này lập ra nhà Hậu Lê.

Địa danh cầu Hàm Rồng – nơi vùi xác hàng trăm máy bay trong kháng chiến chống Mỹ. Còn Thành Nhà Hồ - Di sản thế giới được UNESCO công nhận được bày trí ngay phía ngoài công viên – nơi gần cổng trường.

Cách bày trí này, một mặt giúp HS dễ dàng quan sát, mặt khác đây là ngụ ý của thầy, cô muốn khơi gợi lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước của HS.

Cùng với những di tích lịch sử, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng xứ Thanh như suối cá Cẩm Lương, động Hồ Công, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, khu du lịch Sầm Sơn cũng được mô phỏng sống động.

Hệ thống pano tương ứng được đặt ngay cạnh, nội dung thuyết minh các sự kiện, địa danh lịch sử rất ngắn gọn để ai đọc cũng hiểu và nắm được ý cốt lõi.

Độc đáo công viên di tích – thắng cảnh của cô trò xứ Thanh - Ảnh minh hoạ 4
Mô hình di sản thế giới Thành Nhà  Hồ được dựng lên đầy sống động.

Thí dụ, tấm pano thuyết minh về địa danh Ngàn Nưa được ghi: “Núi Nưa thuộc địa phận xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn. Theo truyền thuyết, núi Nưa là nơi Bà Triệu (Triệu Thị Trinh) tập trận để khởi nghĩa chống lại quân Ngô, năm 248.

Khi xung trận, Bà Triệu mặc áo giáp vàng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi và được tôn là Nhụy Kiều tướng quân. Trên đỉnh Ngàn Nưa, có một trong ba huyệt đạo linh thiêng của đất nước”.

Khơi gợi niềm tự hào về truyền thống lịch sử

Theo Hiệu trưởng Trần Thị Phương Lan, mô hình thắng tích giúp HS khắc sâu những nội dung cốt lõi. Điều này hoàn toàn khác với cách dạy trên lớp.

“Mô hình này giúp cho chương trình Giáo dục địa phương thêm sinh động và thực tế hơn. Đặc biệt, khơi gợi niềm tự hào về truyền thống dân tộc, tinh thần yêu nước của học sinh.

Từ đó giúp các em có ý thức gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp ấy”, cô Phương Lan nói.

Độc đáo công viên di tích – thắng cảnh của cô trò xứ Thanh - Ảnh minh hoạ 5
Hồ Cửa Đạt (huyện Thường Xuân, Thanh Hóa) được ví như “hội sơn tụ thủy”, với nhiều phong cảnh thiên nhiên kỳ thú.

Em Trương Gia Bảo (lớp 6H, Trường THCS Trần Mai Ninh), chia sẻ: “Em thấy công viên thắng tích của trường rất đẹp và bổ ích, giúp em khám phá những di tích lịch sử, địa danh nổi tiếng của Thanh Hóa. Đây là nơi có thể giúp em có được những trải nghiệm thực tế”.

Tương tự, em Trần Hữu Phước (lớp 6B, Trường THCS Trần Mai Ninh) cũng bày tỏ thích thú khi nhắc đến mô hình công viên thắng tích của trường.

“Mô hình này rất đẹp và được làm khá công phu, giúp chúng em dễ hiểu về những di tích, danh lam thắng cảnh của quê hương”, Phước chia sẻ.

Độc đáo công viên di tích – thắng cảnh của cô trò xứ Thanh - Ảnh minh hoạ 6
Hình ảnh mô phỏng Bà Triệu cưỡi voi đầy sống động ngay trong khuôn viên của trường.

Trong khi đó, phụ huynh Nguyễn Thị Thu (mẹ của HS Phước) cũng bày tỏ: “Công viên thắng tích của Trường THCS Trần Mai Ninh rất thiết thực cho học sinh, giúp các em học tốt hơn về các môn Lịch sử, Địa lý… Ngoài ra, mô hình này còn khơi gợi cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước”.

Theo Hiệu trưởng Trần Thị Phương Lan, công viên thắng tích của trường đã đoạt giải Nhì tại Hội thi Sáng tạo KHKT Thanh Hóa, và là một trong 20 dự án được chọn để dự Hội thi Sáng tạo KHKT Quốc gia.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập731
  • Hôm nay38,296
  • Tháng hiện tại316,426
  • Tổng lượt truy cập51,672,385
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944