Đào tạo theo đơn đặt hàng: Tầm nhìn và chính sách thu hút người học

Thứ hai - 23/05/2022 03:03 273 0
GD&TĐ - Đào tạo theo đơn đặt hàng, đào tạo gắn với nhu cầu nhân lực của địa phương là xu hướng không mới.
Đào tạo theo đơn đặt hàng: Tầm nhìn và chính sách thu hút người học

Tính ưu việt của mô hình này ai cũng thấy, tuy nhiên theo nhiều chuyên gia nếu công tác này không gắn với nhu cầu nhân lực địa phương dễ dẫn đến lãng phí ngân sách. 

Chính sách đúng đắn

Theo quy chế, tuyển sinh theo đặt hàng do các chủ thể (UBND tỉnh, các tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách Nhà nước) đặt hàng và cam kết sử dụng sinh viên tốt nghiệp thực hiện theo hợp đồng giữa các bên liên quan. Văn bản giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách Nhà nước hoặc thỏa thuận giữa các bên và thông tin liên quan phải được đưa vào phụ lục của đề án tuyển sinh.

Về điểm đầu vào, Bộ GD&ĐT quy định điểm trúng tuyển theo yêu cầu đặt hàng không thấp hơn điểm trúng tuyển của chương trình/ngành đào tạo. Trường hợp UBND cấp tỉnh đặt hàng để đào tạo lao động cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của tỉnh thuộc vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, thí sinh phải là người có hộ khẩu thường trú 3 năm trở lên, học 3 năm cấp THPT tại địa phương;

Đồng thời cam kết sử dụng sinh viên tốt nghiệp, điểm trúng tuyển có thể thấp hơn nhưng không quá 1 điểm so với điểm trúng tuyển của chương trình/ngành đào tạo (thang điểm 30) và không thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng theo quy định của chương trình/ngành tuyển sinh. Chủ tịch UBND cấp tỉnh đặt hàng phải chịu trách nhiệm giải trình về nhu cầu đặt hàng đào tạo và sử dụng lao động sau đào tạo.

Việc đặt hàng đào tạo theo nhu cầu của địa phương theo TS Trần Đình Lý - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TPHCM là chính sách đúng đắn nhằm gia tăng và bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cho các địa phương.

Chính sách này có nhiều điểm ưu việt hơn ở chính sách cử tuyển. Bởi ngoài tiêu chí chất lượng đầu vào (phải xét tuyển theo điểm thi), việc địa phương đặt hàng đơn vị sẽ phải khảo sát, tính toán, dự báo nhân lực nhóm ngành sư phạm mình thiếu trong giai đoạn trung và dài hạn để cân đối chỉ tiêu cho chính xác, tránh dôi dư, lãng phí.

“Năm 2021 - 2022, Phân hiệu Trường ĐH Nông Lâm tại Ninh Thuận sau sáp nhập tuyển sinh và đào tạo 118 chỉ tiêu bậc cao đẳng Giáo dục Mầm non (GDMN), trong đó có 18 chỉ tiêu theo đặt hàng cho tỉnh. Tuyển sinh năm 2022, Phân hiệu Ninh Thuận đề xuất bậc đại học ngành GDMN là 60; cao đẳng GDMN là 80. Các ngành khác 500 chỉ tiêu/10 ngành thuộc nhóm ngành nông lâm ngư, công nghệ kỹ thuật, kinh tế quản trị, tài nguyên. Năm 2021 cũng là năm đầu tiên Phân hiệu Ninh Thuận tuyển sinh ngành Công nghệ kỹ thuật năng lượng tái tạo theo đơn đặt hàng của Tập đoàn Trung Nam”, TS Lý cho biết.

Thực tế, sau khi Quy chế tuyển sinh năm 2021 cho phép các cơ sở đào tạo đăng ký đào tạo theo đơn đặt hàng khá nhiều trường đã triển khai. Đơn cử như Khoa Y, ĐHQG TPHCM năm 2021 tuyển sinh và đào tạo 80 chỉ tiêu đặt hàng theo khuôn khổ đề án “Đào tạo bác sĩ y khoa theo đặt hàng cho các tỉnh Tây Nam Bộ và các vùng kinh tế trọng điểm”. Thí sinh xét tuyển theo 2 phương thức điểm thi Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TPHCM, Xét tuyển dựa trên điểm trung bình cộng 3 môn Toán, Hóa, Sinh trong 3 năm lớp 10, 11, 12.

Học viện Tài chính trong năm 2021 cũng thông báo tuyển sinh theo đơn đặt hàng 100 chỉ tiêu với nhiều nhóm ngành đào tạo như: Tài chính ngân hàng, Ngôn ngữ Anh, Kế toán, Hệ thống thông tin quản lý. Tương tự, năm 2021, Trường ĐH Y Dược Cần Thơ cũng được ngành Y tế tỉnh Bạc Liêu đặt hàng đào tạo ngành Y Đa khoa 15 chỉ tiêu. Ngưỡng điểm để xét tuyển vào là 26 điểm.

Tuy vậy, trong số nhiều trường thông báo tuyển sinh diện đào tạo theo đơn đặt hàng (chắc chắn có việc làm sau tốt nghiệp) không ít đơn vị vẫn tuyển không đủ chỉ tiêu. Theo ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TPHCM nguyên nhân đến từ chính sách cam kết chưa rõ ràng của các đơn vị đặt hàng.

“Thực tế, nhiều địa phương khu vực Tây Nguyên, Tây Bắc khan hiếm nhân lực khối nông, lâm nghiệp, môi trường. Nhưng các chính sách lương, đãi ngộ cho nhân lực nhóm ngành trên trong thực tế vẫn khá thấp, không thỏa mãn và đáp ứng được đòi hỏi của người học nên không tham gia. Cụ thể, một sinh viên theo học dạng đặt hàng chuyên ngành Bảo tồn đa dạng sinh học hay Quản lý rừng bền vững, sau 4 năm tốt nghiệp phải về vùng xa công tác với mức lương chỉ từ 5 - 7 triệu đồng/tháng thì rất khó để hút người học”, ông Tuấn phân tích.

Đào tạo theo đơn đặt hàng: Tầm nhìn và chính sách thu hút người học - Ảnh minh hoạ 2
Với những ngành có tính chất đặc thù, chính sách đặt hàng đào tạo nhân lực cần có nhiều sức hút hơn.

Tránh vết xe đổ

Đào tạo theo đơn đặt hàng ngoài việc bám sát nhu cầu nhân lực thực tế từng nhóm ngành nghề mà các địa phương cần, cái được của hình thức này theo chuyên gia chính là giảm nguy cơ thất nghiệp.

Tuy nhiên, theo ThS Phạm Thái Sơn - Giám đốc Truyền thông & Tuyển sinh Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM, để tránh tình trạng người được “cử” đi học sai đối tượng như chính sách cử tuyển trước đây, đơn vị đặt hàng cần ký hợp đồng và cam kết sử dụng lao động. Địa phương phải công khai tất cả điều khoản như đối tượng được tuyển, lương bổng, chế độ ưu tiên khi làm việc và nghĩa vụ người được cử đi học. Khi điều khoản giữa 2 bên cam kết rõ ràng thì thực hiện hợp đồng sẽ thuận lợi, tránh rắc rối khó giải quyết về sau.

Cho rằng mô hình cử sinh viên đi học theo đơn đặt hàng của địa phương về bản chất không mới. Trước đây, sinh viên các khu vực vùng sâu, vùng xa cũng đã đi học theo hệ cử tuyển.

“Khi chúng ta thực hiện mô hình tương tự, cần nhìn lại và đánh giá về hiệu quả của những mô hình đã thực hiện trước kia xem mặt được và chưa được để tránh những điều không tốt. Đặc biệt, khi đào tạo theo đặt hàng, cần có phương án đảm bảo chất lượng, bình đẳng giữa các nhóm sinh viên; địa phương cần cam kết việc làm, sử dụng lao động ra sao. Tránh trường hợp nhiều nhân lực chất lượng cao khi đi học ở nước ngoài về lại bị xếp vào vị trí không phù hợp” - TS Phạm Hiệp - Giám đốc nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển giáo dục Edlab Asia nói.

“Đào tạo theo đơn đặt hàng này đòi hỏi chất lượng, kỹ năng của người lao động sau đào tạo đối với đơn vị hợp tác rất cao. Thực tế, các doanh nghiệp khi đến trường đặt hàng chúng tôi đào tạo đều mong muốn sau 3 năm sẽ tiếp nhận một nguồn nhân lực chất lượng tốt, đáp ứng các đòi hỏi (doanh nghiệp trả chi phí đào tạo). Và để có được điều đó ngoài việc phối hợp song hành với nhau trong công tác đào tạo, các chính sách dành cho người học tất nhiên cũng phải có sức hút”. - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn

Tác giả bài viết: Anh Tú

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1143 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập352
  • Hôm nay65,531
  • Tháng hiện tại343,661
  • Tổng lượt truy cập51,699,620
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944