Để không còn nỗi ám ảnh học sinh

Thứ sáu - 20/09/2019 09:26 339 0

Để không còn nỗi ám ảnh học sinh

GD&TĐ - Để nhà vệ sinh không còn là nỗi ám ảnh của HS, ngoài việc cải tạo, xây dựng, đầu tư thiết bị, rất cần ý thức giữ gìn chung của mọi người. Tới đây, nhà vệ sinh trường học sẽ là tiêu chí quan trọng trong đánh giá thi đua. Nếu khâu quản lý, sử dụng các nhà vệ sinh không tốt, không bảo đảm cho HS, sẽ quy trách nhiệm cho người đứng đầu cơ sở GD.

22,8% nhà vệ sinh bán kiên cố, xuống cấp

Theo báo cáo của Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ GD&ĐT), vẫn còn 22,8% nhà vệ sinh bán kiên cố, xuống cấp tại các trường học mầm non và phổ thông. Số lượng nhà vệ sinh đủ nước sạch và xà phòng rửa tay chỉ chiếm khoảng 65,6%; Số trường có đủ nước uống và nước sinh hoạt đạt khoảng 62,8%. Đặc biệt, các điểm trường, ở những vùng sâu, vùng khó khăn, công tác bảo đảm điều kiện nhà vệ sinh trường học vẫn gặp khó khăn, bất cập.

Liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Hùng Anh – Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất (Bộ GD&ĐT) cho rằng, nhà vệ sinh trường học là một trong những loại hình đặc thù, bởi tần suất sử dụng thường ở cùng một thời điểm, với số lượng người rất lớn. Chẳng hạn: Một trường học có 1.000 - 1.500 HS, thời điểm ra chơi, hầu hết các em đều có nhu cầu đi vệ sinh. Do đó, chỉ cần một nhóm HS đi trước không có ý thức giữ vệ sinh, đến nhóm thứ hai là không muốn vào nhà vệ sinh nữa.

Để không còn nỗi ám ảnh học sinh - Ảnh minh hoạ 2
 Ảnh minh họa/ Internet

Quan trọng là khâu tổ chức quản lý

Ông Phạm Hùng Anh cho biết: Thủ tướng Chính phủ rất quyết liệt trong việc bảo đảm nhà vệ sinh trường học. Điều đó được thể hiện qua 2 nghị quyết của phiên họp Chính phủ, trong đó yêu cầu các cơ sở GD phải bảo đảm nhà vệ sinh trường học an toàn, sạch sẽ. Sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng và sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ GD&ĐT, nhà vệ sinh trường học nhận được sự quan tâm đặc biệt. Trong năm học vừa qua, cả nước đã bổ sung khoảng 60.000 công trình vệ sinh trường học các loại.

Theo ông Phạm Hùng Anh, nói về nhà vệ sinh trường học, chúng ta cũng phải nhìn nhận ở hai góc độ. Thứ nhất, cơ sở vật chất trường lớp hiện nay còn thiếu nên nhiều địa phương ưu tiên dành kinh phí để khắc phục tình trạng thiếu trường, lớp học, khắc phục tình trạng phòng học tạm, tranh tre, nứa lá nên chưa có điều kiện, kinh phí để quan tâm đến nhà vệ sinh trường học.

Thứ hai, khâu tổ chức quản lý, sử dụng và làm vệ sinh nhà vệ sinh mới là quan trọng. Bởi nếu chúng ta có đầu tư, xây mới rất đẹp, chất lượng nhưng nếu quản lý, làm vệ sinh không tốt thì nhà vệ sinh đó vẫn không được bảo đảm. Nhưng những trường học thuộc vùng sâu, vùng xa, nhà vệ sinh xây rất đơn giản, ở không gian thoáng và được quản lý, làm vệ sinh thường xuyên thì nhà vệ sinh đó vẫn bảo đảm yêu cầu.

Hiện nay, các địa phương thường áp dụng 3 biện pháp để quản lý, khai thác sử dụng nhà vệ sinh trường học. Cụ thể, ở một số thành phố lớn, chẳng hạn như quận Hà Đông (Hà Nội), họ bỏ kinh phí thuê một công ty dịch vụ để quản lý, khai thác, sử dụng nhà vệ sinh trường học.

Toàn bộ kinh phí do quận chi trả. Mô hình này, đang được nhiều quận, thành phố của các địa phương áp dụng nên nhà vệ sinh trường học bảo đảm yêu cầu. Một mô hình tổ chức khác là, khi các trường học ký hợp đồng thuê bảo vệ, họ giao nhiệm vụ luôn cho bảo vệ kiêm luôn việc dọn dẹp nhà vệ sinh. Tuy nhiên, hình thức phổ biến nhất là, các trường tổ chức phát động trong toàn thể HS, GV phong trào ý thức giữ gìn vệ sinh chung khi sử dụng nhà vệ sinh.

Bộ GD&ĐT cũng phát động và đẩy mạnh các phong trào bảo quản sử dụng nhà vệ sinh trong HS và GV. Đặc biệt, chú trọng GD ý thức cho HS. Nếu các em có ý thức giữ gìn vệ sinh chung thì nhà vệ sinh trường học sẽ bảo đảm. Đó cũng là cách để GD cho HS về ý thức lao động.

“Hiện nay, Bộ đang chỉ đạo các sở GD&ĐT thực hiện quyết liệt việc này. Tới đây, chúng tôi đưa ra những tiêu chí về cơ sở vật chất và tiêu chí về nhà vệ sinh trường học vào đánh giá thi đua. Như vậy, nếu địa phương nào làm chưa tốt, sẽ ảnh hưởng đến phong trào thi đua của địa phương mình. Đối với các cơ sở GD, nếu khâu quản lý, sử dụng nhà vệ sinh không tốt, không bảo đảm yêu cầu cho HS sẽ quy trách nhiệm cho người đứng đầu” ông Phạm Hùng Anh nhấn mạnh.

Tác giả bài viết: Minh Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1392 | lượt tải:303

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1124 | lượt tải:288

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2410 | lượt tải:380

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2911 | lượt tải:479

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2231 | lượt tải:324
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập768
  • Hôm nay18,872
  • Tháng hiện tại34,288
  • Tổng lượt truy cập50,582,664
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944