Để trẻ mầm non 5 tuổi vững tâm vào lớp 1: “Chống sốc” khi thay đổi môi trường

Thứ bảy - 15/01/2022 18:04 405 0
GD&TĐ - Mô hình Lớp học cầu nối chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học, giúp cho học sinh bớt bỡ ngỡ với môi trường học đường mới.
Để trẻ mầm non 5 tuổi vững tâm vào lớp 1: “Chống sốc” khi thay đổi môi trường

Tuy nhiên, dịch bệnh khiến hoạt động giáo dục nhiều nơi ngừng trệ, trẻ mầm non phần lớn ở nhà. “Bước hụt” từ mầm non lên đến tiểu học này đã khiến nhiều trường tiểu học thay đổi cách tiếp cận khi học sinh lớp Một đến trường học trực tiếp. 

Chưa bế giảng mẫu giáo đã vào lớp Một

Đầu tháng 5/2021, các trường mầm non tại TP Đà Nẵng đóng cửa để phòng, chống dịch bệnh. Phan Trần Hạ Uyên (Trường Mầm non Trí Nhân, quận Thanh Khê) ở nhà cho đến ngày vào lớp Một. Bức ảnh chụp chung với cô giáo và các bạn lớp Lớn là kỷ niệm gắn với trường mầm non của em.

Theo kế hoạch, sau nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Hạ Uyên sẽ cùng các bạn có những hoạt động như thi tập tô, nhận diện chữ cái, tập đếm… và làm lễ bế giảng, ra trường. Thế nhưng, dịch bệnh bùng phát với những diễn biến phức tạp, Đà Nẵng áp dụng nhiều biện pháp giãn cách như sử dụng giấy đi đường rồi phong tỏa cứng ở mức độ cao… Uyên vào lớp Một khi chưa hoàn chỉnh chương trình tiền lớp Một.

Chị Trần Thị Hồng Vân, mẹ của Hạ Uyên, cho biết: “Dự kiến lúc đầu của gia đình là hết tháng 5 sẽ cho con đi học dự thính lớp Một. Thế nhưng, thành phố nâng mức độ phòng, chống dịch, các trung tâm đóng cửa. Tôi đành mua vở tập tô về, hướng dẫn cho con làm quen với chữ cái, số… Nhưng công việc bận rộn, thời gian hướng dẫn cho cháu cũng không được nhiều. Cháu chủ yếu ở nhà với ông bà và chơi tự do”.

Gần đến ngày khai giảng năm học, Phan Minh (trú phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) mới có được bộ sách giáo khoa lớp Một và vở viết. Nại Hiên Đông là phường đầu tiên của TP Đà Nẵng thực hiện phong tỏa cứng “ai ở đâu ở yên đấy”. Chị Nguyễn Thị Thu Hà, mẹ của em Minh, cho biết: “Dù nhà sát nhà sách lớn nhưng tôi không thể mua được sách giáo khoa, đồ dùng học tập cho con. Nhà sách không nằm trong diện được phép hoạt động theo quy định của thành phố nên không thể giao cho khách được”.

Mùa hè trước khi vào lớp Một, Nguyễn Hoàng Sa (lớp Một, Trường Tiểu học Trần Cao Vân, quận Thanh Khê) chủ yếu tự tập tô và tập vẽ để mềm cổ tay và tăng sự tập trung. Đây là kinh nghiệm mà chị Nguyễn Ngọc Lan, mẹ của Sa, được cô giáo mầm non chia sẻ để phụ huynh tự chuẩn bị một số kỹ năng cho con vào lớp Một. Do dịch bệnh, trường học đóng cửa, chị Lan không thể đưa con đến chơi ở trường để tìm hiểu về nơi con sẽ học khi vào lớp Một.

Khác với Sa, Thảo Nguyên (Trường Tiểu học Hai Bà Trưng, quận Sơn Trà) được mẹ mời giáo viên về nhà hướng dẫn cho em và một nhóm bạn làm quen với chương trình lớp Một bằng cách học đọc, học viết. Nhưng lớp học chỉ kéo dài một thời gian ngắn thì phải tạm dừng vì Đà Nẵng nâng cấp độ phòng, chống dịch bệnh.

Để trẻ mầm non 5 tuổi vững tâm vào lớp 1: “Chống sốc” khi thay đổi môi trường - Ảnh minh hoạ 2
Học sinh điểm lẻ Trường Tiểu học Hòa Bắc được cô giáo hướng dẫn thực hiện các thao tác rửa tay sát khuẩn khi đến trường học trực tiếp. 

Không gây áp lực, căng thẳng cho học sinh

Cuối tháng 10/2021, Đinh Thị Ánh Thư, học sinh lớp Một, Trường Tiểu học Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) mới đến trường học trực tiếp. Đây là trường học đầu tiên của Đà Nẵng đón học sinh trở lại trường sau một thời gian dài dạy – học trực tuyến. Cô Lê Thị Thanh Xuân – Phó Hiệu trưởng nhà trường - cho hay: “Những ngày đầu học sinh đến trường học trực tiếp sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ, rụt rè do các em thay đổi môi trường học.

Thiệt thòi của các em là thời gian học lớp Lớn để chuẩn bị làm quen với chương trình lớp Một không nhiều do ảnh hưởng bởi dịch bệnh”. Ánh Thư được cô giáo hướng dẫn lại từ cách xếp hàng vào lớp, vị trí khu vệ sinh trong khuôn viên nhà trường cho đến cách đặt vở, phân biệt các loại vở bài tập của môn học, tư thế ngồi học, ký hiệu các hoạt động trong giờ học…

1,5 tháng sau khi học sinh Trường Tiểu học Hòa Bắc đến trường, các trường tiểu học ở Đà Nẵng bắt đầu đón học sinh lớp Một trở lại trường học trực tiếp. Để giúp các em bớt đi sự bỡ ngỡ của ngày đầu tiên đến trường, một số giáo viên lớp Một của Trường Tiểu học Ngô Gia Tự (quận Sơn Trà) còn chuẩn bị những món quà nhỏ tặng học trò trong ngày đầu tiên đến trường. Các cô giáo Trường Tiểu học Phan Đăng Lưu (quận Hải Châu) tự hóa trang thành nhân vật hoạt hình gần gũi với trẻ thơ để đón học sinh. Giữa các tiết học, các em được vận động tại chỗ với bài tập thể dục, múa hát sôi động.

Bà Trần Thị Thúy Hà - Trưởng phòng GD&ĐT quận Hải Châu - thông tin: “Phòng GD&ĐT đã hướng dẫn các trường tổ chức những hoạt động tạo không khí gần gũi, để học sinh làm quen với môi trường học tập mới. Nhiều giáo viên có cách kiểm tra mức độ nắm bài trong quá trình học trực tuyến của học sinh lồng ghép thông qua các trò chơi đố vui, chơi ô chữ…”. Các trường học đã chia lịch cho từng lớp để cô giáo dẫn học sinh của lớp mình đi “khám phá” các khu vực của trường, từ vườn cây, phòng âm nhạc, khu vực nhà bếp, nhà vệ sinh, thư viện… để các em làm quen dần với môi trường học tập mới.

Giai đoạn chuyển từ bậc mầm non lên tiểu học, trẻ thường gặp nhiều khó khăn để thích ứng với môi trường mới mà không phải phụ huynh nào cũng có kỹ năng giúp con vượt qua thử thách này. Chưa kể, chuẩn bị như thế nào để trẻ hòa nhập với môi trường học tập mới khác hoàn toàn với môi trường ở bậc học dưới thì không phải phụ huynh nào cũng biết.

Theo nhận xét của hầu hết giáo viên có thâm niên dạy lớp Một thì những khó khăn mà các em gặp phải chủ yếu tập trung vào việc thực hiện kỹ năng học như khó tập trung, khó nhớ, khó chấp hành nội quy của lớp học. Hai năm gần đây, do ảnh hưởng dịch bệnh nên tuần lễ làm quen của học sinh lớp Một cũng được Đà Nẵng triển khai theo hình thức trực tuyến. Chính vì vậy, trong tuần đầu tiên học sinh trở lại trường học trực tiếp, các trường tiểu học đều chú trọng công tác tâm lý để giúp trò hòa nhập với môi trường học tập mới.

Theo cô Phạm Thị Thu (giáo viên điểm trường Nam Mỹ, Trường Tiểu học Hòa Bắc), qua khảo sát kiến thức và kỹ năng của học sinh trong buổi học đầu tiên khi đến trường học trực tiếp, tình trạng viết không đúng ô ly, sai nét, thiếu nét còn nhiều. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1350 | lượt tải:293

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1046 | lượt tải:272

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2347 | lượt tải:370

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2889 | lượt tải:471

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2212 | lượt tải:317
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập193
  • Hôm nay3,938
  • Tháng hiện tại27,294
  • Tổng lượt truy cập49,733,059
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944