Đề xuất về cơ chế quản trị của cơ sở giáo dục

Thứ sáu - 26/04/2019 08:17 331 0

Đề xuất về cơ chế quản trị của cơ sở giáo dục

GD&TĐ - Quản trị cơ sở giáo dục là một trong những nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội góp ý. Theo đó, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã có báo cáo giải trình, tiếp thu. Cụ thể:

Một số đại biểu có ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể về tự chủ và dân chủ của cơ sở giáo dục; tăng cường tiền kiểm và hậu kiểm khi nhà trường tự chủ; quy định rõ về hội đồng trường đối với các loại hình trường.

Tiếp thu ý kiến đại biểu, Dự thảo Luật đã bổ sung quy định về tổ chức, quản lý nhà trường theo hướng tăng quyền chủ động của nhà trường thông qua các quy định về Hội đồng trường; điều chỉnh, bổ sung, làm rõ cơ cấu, tổ chức quản trị của các loại hình nhà trường; thống nhất tên gọi chung là Hội đồng trường đối với tất cả loại hình trường, quy định rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, thành phần của Hội đồng trường theo từng cấp học và từng loại hình trường (Điều 56).

Dự thảo Luật cũng quy định rõ hơn về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của nhà trường; quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của nhà trường tương ứng với các loại hình.

Riêng đối với GDMN và GDPT, Dự thảo Luật quy định theo hướng thực hiện dân chủ và trách nhiệm giải trình, bảo đảm việc tham gia của người học, gia đình người học và xã hội trong quản lý nhà trường để phù hợp với tính chất, nguyên lý của các cấp học này và Chính phủ quy định cụ thể về quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và GDPT công lập (Điều 61).

Một số ý kiến đại biểu đề nghị cần cân nhắc quy định Hội đồng trường đối với cơ sở giáo dục mầm non; làm rõ cơ chế giám sát của các tổ chức đoàn thể xã hội trong nhà trường; mối quan hệ giữa Hội đồng trường với Hiệu trưởng nhà trường.

TTUB cho rằng, Hội đồng trường tại trường công lập là cơ quan quản trị nhà trường, đại diện quyền sở hữu nhà nước và các bên có lợi ích liên quan; Hội đồng trường mầm non dân lập là đại diện quyền sở hữu của nhà trường; Hội đồng trường của trường tư thục là cơ quan quản trị, tổ chức đại diện duy nhất cho quyền sở hữu của trường (Điều 56).

Vì vậy, Dự thảo Luật quy định về Hội đồng trường là bắt buộc phải có ở tất cả các loại hình trường, đồng thời mở rộng thành phần tham gia Hội đồng trường nhằm đảm bảo thực hiền quy chế dân chủ trong nhà trường.

Về mối quan hệ giữa Hội đồng trường với Hiệu trưởng; giữa Chủ tịch Hội đồng trường và Hiệu trưởng cần quy định cụ thể trong Nghị định hướng dẫn Luật và trong điều lệ nhà trường.

Tác giả bài viết: Minh Phong (ghi)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1346 | lượt tải:293

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1042 | lượt tải:272

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2347 | lượt tải:370

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2889 | lượt tải:471

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2212 | lượt tải:317
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập130
  • Hôm nay7,720
  • Tháng hiện tại17,210
  • Tổng lượt truy cập49,722,975
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944