ĐHQG, ĐH vùng: Đổi mới để đảm nhận sứ mệnh “đầu tàu”

Thứ ba - 23/10/2018 06:43 416 0
GD&TĐ - PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ - Giám đốc ĐH Đà Nẵng - cho rằng: Cấu trúc lại hệ thống và phát triển ĐHQG/ĐH vùng (ĐHV) để hình thành các trung tâm ĐH lớn, trở thành nòng cốt trong hệ thống giáo dục ĐH, giảm số lượng trường ĐH có chất lượng, nguồn lực hạn chế là một trong những giải pháp đẩy mạnh đổi mới giáo dục ĐH.
ĐHQG, ĐH vùng: Đổi mới để đảm nhận sứ mệnh “đầu tàu”

Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau

Mô hình ĐH “02 cấp” thực sự đã cho thấy hiệu quả, sự hợp lý và hài hòa về lợi ích phát triển toàn hệ thống với các trường thành viên, qua đó đem lại giá trị về học hiệu cho các ĐHQG, ĐHV. Khẳng định điều này, theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ, việc hình thành các trung tâm ĐH lớn để tận dụng lợi thế xếp hạng là phù hợp với xu hướng thế giới hiện nay như Cộng hòa Pháp đang làm.

Các ĐH hàng đầu như Harvard, Oxford, Cambridge, Tokyo, Kyoto, ĐHQG Singapore… đều là những university theo mô hình “02 cấp”. Sự khác biệt và hiệu quả của mô hình ĐHQG/ĐHV với các trường ĐH chuyên ngành, hay giữa ĐHQG với ĐHV không phải ở vấn đề quy mô mà chính là ở “cơ chế” phát huy “tự chủ ĐH” gắn với việc giám sát các trường thành viên trong hệ thống.

Nhận định sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của ĐHQG/ĐHV ngày nay đã thay đổi rất nhiều so với tiêu chí ban đầu khi thành lập, do đó, PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ cho rằng, nội hàm của khái niệm ĐHQG/ĐHV không chỉ giới hạn ở sự ghép nối của các trường thành viên về số lượng mà phải nhìn thấy ở “sức mạnh hệ thống” với “giá trị” và “học hiệu” trong hệ thống giáo dục ĐH khu vực và thế giới. Nói cách khác, chính ĐHQG/ĐHV mới có thể làm nhân lên giá trị cho các trường thành viên trong mô hình ĐH “02 cấp”.

“Các ĐHQG/ĐHV không phải là “chủ quản” mà cần hoạch định chiến lược, điều phối, tập trung nguồn lực, kết nối, giám sát để các trường thành viên như một tiêu chí “Muốn đi nhanh thì đi một mình, nhưng muốn đi xa thì đi cùng nhau. Trong tiến trình hội nhập, một ĐH quy mô lớn chưa hẳn là một ĐH mạnh, nhưng một ĐH mạnh thì không thể là một trường đơn lẻ có tiềm lực, nguồn lực hạn chế với học hiệu yếu” - PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ nêu quan điểm.

Mô hình, phạm trù “ĐHQG/ĐHV” cần được hoàn thiện

Cấu trúc lại hệ thống và phát triển ĐHQG/ĐHV để hình thành các trung tâm ĐH lớn, trở thành nòng cốt trong hệ thống giáo dục ĐH, giảm số lượng trường ĐH có chất lượng, nguồn lực hạn chế là một trong những giải pháp đẩy mạnh đổi mới giáo dục ĐH được PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ nhắc đến. Các trường thành viên sẽ tập trung lo đào tạo, NCKH, còn các ĐHQG/ĐHV tập trung phát triển chiến lược, điều phối nguồn lực đội ngũ, tài chính, CSVC sẽ có hiệu quả gắn với vai trò giám sát, công khai, minh bạch thông tin về đảm bảo chất lượng và kiểm định giáo dục.

Giám đốc ĐH Đà Nẵng cũng cho rằng, mô hình, phạm trù “ĐHQG/ĐHV” cần được hoàn thiện và hiểu thực sự sâu sắc, đúng đắn, có tầm nhìn xa, chiến lược đối với giáo dục ĐH nước nhà trong bối cảnh hiện nay. Những hạn chế, thiếu sót của mô hình ĐHQG/ĐHV đã và đang được nhận thấy cả về nguyên nhân, tính lịch sử, ràng buộc của cơ chế tổ chức hoạt động; nhưng không thể vì thế mà phủ nhận vai trò, vị thế, thành tựu và cơ hội, thách thức phát triển của các ĐHQG/ĐHV trong bối cảnh mới của đất nước và thế giới.

Lý luận, thực tiễn và các thể chế luật hiện hành khẳng định vị thế, sự tồn tại khách quan, cần thiết, sứ mệnh của các ĐHQG/ĐHV tiên phong đổi mới giáo dục ĐH nước nhà để đủ sức “sánh vai”, hội nhập với nền ĐH tiên tiến thế giới. Những định hướng chỉ đạo, xây dựng hoàn thiện thể chế, cơ chế, mô hình phù hợp luôn là những giá trị quý giá trên lộ trình không ngừng đổi mới hoàn thiện để phát triển nhanh, bền vững ĐHQG/ĐHV trong giáo dục Việt Nam hiện nay và trong những năm sắp tới.

ĐHQG, ĐH vùng: Đổi mới để đảm nhận sứ mệnh “đầu tàu” - Ảnh minh hoạ 2
 Ảnh minh hoạ/ Internet

Xác định chất lượng là yếu tố sống còn

Bên cạnh các giải pháp liên quan đến ĐHQG, ĐHV, để đẩy mạnh đổi mới giáo dục ĐH, PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ cho rằng, điều đầu tiên cần hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật (Luật Giáo dục ĐH, Nghị định, Thông tư nhằm thi hành Luật Giáo dục ĐH), tạo hành lang pháp lý đẩy mạnh thực hiện tự chủ ĐH; tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo phát huy năng động, sáng tạo để nâng cao chất lượng; thành lập Hội đồng trường trong toàn hệ thống; hoàn thiện các chuẩn chất lượng đối với giáo dục ĐH làm căn cứ để các cơ sở đào tạo thực hiện tự chủ, cơ quan có thẩm quyền quản lý, xã hội và người học giám sát.

Thứ 2, dựa trên chiến lược phát triển KT-XH và các mục tiêu, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, GD-ĐT và khoa học công nghệ của đất nước nói chung, các khu vực, vùng kinh tế trọng điểm, động lực nói riêng, cần sắp xếp, hoàn thiện quy hoạch lại mạng lưới giáo dục ĐH, khuyến khích phát triển/thành lập mới các trường ĐH ngoài công lập hoạt động không vì lợi nhuận.

Thứ 3, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động GD-ĐT và KHCN, phát triển các chương trình đào tạo chất lượng cao gắn với kiểm định chất lượng giáo dục theo chuẩn khu vực và quốc tế; tổ chức các nhóm nghiên cứu - giảng dạy (TRT) gắn với doanh nghiệp để hình thành các sản phẩm khoa học mang học hiệu, đặc trưng cho mỗi ngành đào tạo, mỗi trường ĐH theo nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp. Đẩy mạnh kiểm định chất lượng các cơ sở đào tạo, các chương trình đào tạo, khuyến khích kiểm định theo các tiêu chuẩn khu vực, quốc tế; tăng cường tự đánh giá, đánh giá ngoài để đảm bảo, nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo và trường ĐH theo hướng chuẩn hóa cao.

Thứ 4, hoàn thiện xây dựng chuẩn giảng viên, CBQL, tiếp tục đầu tư cho nguồn lực cán bộ giảng dạy, quản lý trường ĐH, thúc đẩy hợp tác quốc tế, trao đổi tri thức và kinh nghiệm quản trị ĐH, thu hút người tài, chuyên gia hàng đầu và các nhà khoa học Việt Nam, thế giới.

Thứ 5, tăng cường công tác dự báo nhu cầu nhân lực, phát triển các ngành nghề đào tạo phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động, thực hiện liên thông giữa giáo dục nghề nghiệp và giáo dục ĐH để thúc đẩy phân luồng; tăng cường CSVC, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy, học, quản lý giáo dục; nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, mở rộng hội nhập quốc tế công nhận trình độ, văn bằng lẫn nhau trong giáo dục ĐH giữa các quốc gia để nâng cao cơ hội, tỷ lệ có việc làm cho sinh viên tốt nghiệp.

“Cần xác định chất lượng là yếu tố “sống còn” của một trường ĐH, giải bài toán chất lượng cần đặt trong bài toán tổng thể các yếu tố nhu cầu, lợi ích nhà trường và người học. Huy động mọi nguồn lực và khơi thông các “điểm nghẽn” trong tiến trình “tự chủ ĐH” để gia tăng các yếu tố nguồn lực tài chính, CSVC bên cạnh yếu tố nguồn nhân lực, đặc biệt, vai trò quản lý của Nhà nước cần được thay đổi từ việc quản lý, cung cấp các điều kiện hoạt động cho các trường sang giao cơ chế tự chủ và Chính phủ, Bộ GD&ĐT thực thi vai trò kiến tạo môi trường, cơ chế và giám sát các trường” - PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ nêu quan điểm.

Tác giả bài viết: Hiếu Nguyễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập639
  • Hôm nay21,269
  • Tháng hiện tại299,399
  • Tổng lượt truy cập51,655,358
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944