Chuẩn bị chắc chắn, thận trọng đổi mới chương trình, sách giáo khoa

Thứ hai - 22/10/2018 07:21 385 0
GD&TĐ - Để đáp ứng các điều kiện thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ GD&ĐT đã tăng cường chỉ đạo các địa phương rà soát quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục phổ thông gắn với các điều kiện đảm bảo chất lượng cơ sở vật chất, số lượng, cơ cấu, chất lượng giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Chuẩn bị chắc chắn, thận trọng đổi mới chương trình, sách giáo khoa

Quan tâm đến các điều kiện triển khai chương trình mới

Báo cáo về việc thực hiện Nghị quyết số 113/2015/QH13 Quốc hội khóa XIII và Nghị quyết số 63/2018/QH14 Quốc hội khóa XIV của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn của Bộ GD&ĐT cho biết:

Bộ GDĐT đã ban hành các quy định về chuẩn, quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với cơ sở vật chất và thiết bị dạy học cho các trường mầm non và phổ thông và các văn bản hướng dẫn để các địa phương thực hiện; chủ động ban hành các văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới theo lộ trình.

Bộ đã xây dựng dự thảo quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm thông qua bộ chỉ số đánh giá năng lực đào tạo của các trường sư phạm do Chương trình ETEP đang hoàn thiện. Các trường sư phạm trọng điểm, chủ chốt phối hợp với các trường sư phạm khác và Chương trình ETEP tiến hành nghiên cứu đổi mới chương trình, nội dung đào tạo để xây dựng mới chương trình đào tạo thống nhất trong cả nước.

Đồng thời, Bộ đã ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; chỉ đạo các địa phương rà soát, đánh giá năng lực của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục theo chuẩn; xây dựng tài liệu để bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

Trình Thủ tướng Chính phủ Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục phổ thông, trong đó mục tiêu, lộ trình và kinh phí thực hiện Đề án được xây dựng đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới;

Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các địa phương đề xuất danh mục và thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định để giao vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện mục tiêu kiên cố hóa trường, lớp học giai đoạn 2017 - 2020; tổ chức rà soát quy định hiện hành về danh mục thiết bị dạy học tối thiểu và tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường phổ thông.

Đồng thời, Bộ GDĐT đã ban hành văn bản hướng dẫn các cơ sở giáo dục phổ thông quản lý, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hiện có và đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp học; ưu tiên ngân sách địa phương, tăng cường huy động nguồn lực xã hội đầu tư cơ sở vật chất cho cơ sở giáo dục phổ thông.

Chuẩn bị chắc chắn, thận trọng đổi mới chương trình, sách giáo khoa - Ảnh minh hoạ 2

Những công việc quan trọng tiếp tục triển khai

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ GD&ĐT đang tiếp tục triển khai các nhiệm vụ: Chỉ đạo việc tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa đủ các môn học ở các lớp học bảo đảm công khai, minh bạch, đáp ứng các tiêu chuẩn sách giáo khoa;

Tổ chức thẩm định sách giáo khoa (gồm bộ sách giáo khoa do Bộ GD&ĐT chỉ đạo việc tổ chức biên soạn và các sách giáo khoa khác do tổ chức, cá nhân biên soạn); phê duyệt, cho phép sử dụng sách giáo khoa dựa trên kết quả thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa.

Xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn, sử dụng sách giáo khoa để dạy học theo chương trình GDPT mới; hướng dẫn biên soạn tài liệu nội dung giáo dục của địa phương.

Trong thời gian chưa thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới trên phạm vi toàn quốc, Bộ GDĐT tiếp tục hướng dẫn các cơ sở GDPT thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học Chương trình GDPT hiện hành và đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá và quản lý quá trình giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học, từ đó tạo thuận lợi cho học sinh và giáo viên khi chuyển sang thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới.

Xây dựng và triển khai hệ thống đào tạo, bồi dưỡng giáo viên qua mạng và trực tiếp trên phạm vi cả nước bảo đảm đồng bộ, đồng tốc với lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới; xây dựng, ban hành quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm; thực hiện giao chỉ tiêu đào tạo giáo viên cho các trường sư phạm đảm bảo yêu cầu về số lượng, cơ cấu, chất lượng; đẩy mạnh kiểm định chất lượng các trường sư phạm.

Tổ chức rà soát, điều chỉnh các chuẩn, tiêu chuẩn về cơ sở vật chất trường lớp học phù hợp với Chương trình GDPT mới và điều kiện của địa phương; hướng dẫn các địa phương tiếp tục rà soát và xây dựng phương án phù hợp để từng bước khắc phục khó khăn, tăng cường cơ sở vật chất theo lộ trình đổi mới chương trình GDPT; ban hành danh mục thiết bị giáo dục tối thiểu theo Chương trình GDPT mới và hướng dẫn các địa phương mua sắm thiết bị theo lộ trình thực hiện chương trình mới, mua sắm bàn ghế phù hợp với lứa tuổi học sinh.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông rộng rãi trong xã hội về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình và điều kiện thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Thực hiện Nghị quyết 51/2017/QH14, Bộ GDĐT đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; rà soát, điều chỉnh kế hoạch thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo các Nghị quyết của Quốc hội.

 

Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang hoàn thiện Thông tư ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới bao gồm chương trình tổng thể và chương trình các môn học, hoạt động giáo dục và sẽ ban hành trong tháng 10 năm 2018. Sau khi ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT sẽ báo cáo Chính phủ xem xét quyết định lộ trình áp dụng trong thời gian Quốc hội cho phép tại Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội, đồng thời đảm bảo chất lượng chương trình, sách giáo khoa mới cùng với việc chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện nhằm đảm bảo sự thành công khi triển khai áp dụng.

Tác giả bài viết: Hiếu Nguyễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập333
  • Hôm nay22,857
  • Tháng hiện tại300,987
  • Tổng lượt truy cập51,656,946
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944