Đo hạnh phúc bằng sự tiến bộ của học trò

Thứ tư - 15/09/2021 00:34 310 0
GD&TĐ - Hơn 30 năm dạy học sinh tiểu học, với cô Vũ Thị Hồng Hạnh - Tổ trưởng chuyên môn khối 1, Trường Tiểu học Trưng Vương (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), hạnh phúc và sự thành công trong nghề là sự tiến bộ của học trò, dù ở
Đo hạnh phúc bằng sự tiến bộ của học trò

Hơn 30 năm dạy học sinh tiểu học, với cô Vũ Thị Hồng Hạnh - Tổ trưởng chuyên môn khối 1, Trường Tiểu học Trưng Vương (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), hạnh phúc và sự thành công trong nghề là sự tiến bộ của học trò, dù ở bất cứ lĩnh vực nào... 

Bắt đầu từ nếp học

Yêu nghề, yêu trẻ, như con tằm nhả tơ tri thức cho các thế hệ học trò, cô Hồng Hạnh hiểu rõ sự phát triển tâm sinh lý của mỗi học sinh tiểu học khi đến trường, đến lớp. Điều này có được bởi cô luôn đúc rút kinh nghiệm qua mỗi “chuyến đò”. Cô bảo: Đó là những kinh nghiệm “xương máu” để tôi luôn nhắc nhở bản thân phải không ngừng hoàn thiện trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và hơn cả là kỹ năng, phương pháp dạy, rèn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, hoàn cảnh của học trò. Tôi mong nhìn thấy được sự tiến bộ thực chất, bởi đó là nền tảng để các con vững vàng bước vào các cấp học sau này.

“Nhiều khi mừng rơi nước mắt khi học sinh lớp 1 mới ngày đầu đến lớp còn sợ sệt, vụng về, nhưng chỉ sau một thời gian đã vui vẻ, hoạt bát, biết cầm bút viết các nét chữ đầu tiên, đọc những âm vần đơn giản và đặc biệt là biết tự vệ sinh cá nhân, tự giác trong giờ ăn, giờ ngủ… Nếp học được hình thành, đó là lúc giáo viên mới có thể phát huy hết được nghiệp vụ, phương pháp và sự sáng tạo của mình, nhất là khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới với lớp 1. Giáo viên phải hiểu các con, hiểu chương trình mới chuyển tải được đến với học trò theo những mục tiêu mà chương trình đặt ra”, cô Hạnh chia sẻ.

Công tác tại Trường Tiểu học Trưng Vương – ngôi trường có bề dày thành tích trong mọi hoạt động dạy và học, cô Hạnh luôn trăn trở phải làm gì để phát huy được truyền thống dạy tốt, học tốt của nhà trường, dìu dắt các em mới từ mẫu giáo lên hòa nhập nhanh với tiểu học. Đặc biệt là các em không may mắn bị tăng động, tự kỷ cần hòa nhập với môi trường giáo dục bình thường.

Cô đã nỗ lực sáng tạo, tận tâm tìm cho mình những cách dạy, phương pháp giáo dục mới. Nhớ lời Bác Hồ dạy “Chăm cây phải chăm từ gốc”, cô luôn tâm niệm, trẻ em cần được chăm sóc cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần để từ đó chinh phục được những giá trị của tri thức… Học theo Bác và từ những kinh nghiệm có được trong hành trình dạy học, cô giáo Hà thành đã viết nhiều sáng kiến kinh nghiệm và đoạt giải cao cấp cơ sở, quận, thành phố. Tiêu biểu như sáng kiến kinh nghiệm “Một số kỹ năng tạo cơ hội cho trẻ tự kỷ, trẻ tăng động hòa nhập với môi trường giáo dục bình thường” đoạt giải B cấp thành phố. Sáng kiến “Một số giải pháp rèn đạo đức cho học sinh lớp 1 thông qua các hoạt động” đoạt giải C cấp thành phố…

Đo hạnh phúc bằng sự tiến bộ của học trò - Ảnh minh hoạ 2
Cô Vũ Thị Hồng Hạnh còn là chủ nhiệm lớp giỏi và luôn "tròn vai" việc nhà.

Tròn vai việc trường, việc nhà

Cô Đỗ Thu Hiền - Giáo viên Trường Tiểu học Trưng Vương, đồng nghiệp của cô Vũ Thị Hồng Hạnh bộc bạch: Dù có thâm niên công tác vững vàng, giỏi cả về chuyên môn, nghiệp vụ nhưng tinh thần ham học hỏi của cô Hồng Hạnh rất đáng nể. Chị vẫn nỗ lực mày mò học thêm ngoại ngữ, tin học, tham gia các buổi hội thảo, tập huấn có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy mang lại cho học sinh những bài học lí thú và hiệu quả. Vì thế, khi dạy theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, bản thân chị và tập thể giáo viên khối 1 đã vững vàng, vượt qua được trở ngại ban đầu để dìu dắt học sinh tiến bộ mỗi ngày.

Ở vai trò, nhiệm vụ nào chị luôn hoàn thành bằng cả cái tâm và lòng nhiệt huyết. Chị khiêm nhường, giản dị, tận tụy chỉ bảo dìu dắt lớp giáo viên trẻ cùng tiến bộ. Chị cũng luôn hòa đồng, lắng nghe góp ý từ các đồng nghiệp, mạnh dạn đề xuất nhiều ý kiến thiết thực trong đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá học sinh. Việc làm của chị đã khơi dậy ý thức tự học, tự nghiên cứu, học hỏi lẫn nhau trong tập thể giáo viên, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn…

Trong các tiết dạy của lớp chị luôn thấy được sự hào hứng học tập của học sinh, chị đã khéo léo biến những con số toán học khô khan, bài học tưởng chừng đầy triết lý thành những giờ học tích cực, lôi cuốn học sinh. Các con không còn cảm giác mình đang phải học mà đang được cô giáo tặng cho kiến thức, trao cho những yêu thương, để rồi lại chờ đợi ngày hôm sau tới lớp háo hức gặp cô, gặp bạn. Hạnh phúc tới trường giản dị là như vậy.

"Nhiều khi mừng rơi nước mắt khi học sinh lớp 1 mới ngày đầu đến lớp còn sợ sệt, vụng về, nhưng chỉ sau một thời gian đã vui vẻ, hoạt bát, biết cầm bút viết các nét chữ đầu tiên, đọc những âm vần đơn giản và đặc biệt là biết tự vệ sinh cá nhân, tự giác trong giờ ăn, giờ ngủ…" Cô Hạnh chia sẻ.

Những ngày học sinh học online để phòng, chống dịch Covid-19, hiểu được lo lắng của phụ huynh và học sinh khi các con còn quá nhỏ để tiếp cận với phương pháp học mới này, cô Hồng Hạnh đã dày công soạn giáo án một cách dễ hiểu, dễ học nhất. Cô cũng phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh để ổn định tâm lý và động viên phụ huynh đồng hành cùng con vượt qua giai đoạn khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ học tập một cách phù hợp và hiệu quả nhất, trên tinh thần không tạo áp lực cho trẻ. Cô xây dựng thêm trò chơi, bài học vui để thu hút các con vào giờ học một cách tự giác, nhẹ nhàng. Và cảm nhận sự tiến bộ của các con để động viên, khích lệ kịp thời.

Không chỉ vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, cô Hạnh còn là một chủ nhiệm giỏi, luôn dẫn đầu trong các cuộc thi đua. Lớp học do cô làm chủ nhiệm luôn đi đầu trong mọi hoạt động, xứng đáng là lớp tiêu biểu trong công tác Đội được Ban Giám hiệu và Ban đại diện cha mẹ học sinh công nhận, đánh giá cao.

Giỏi việc trường nhưng cô giáo Vũ Thị Hồng Hạnh cũng luôn “tròn vai” việc nhà. Cũng như dạy học, cô đam mê, sáng tạo với những món ăn ngon để chăm sóc gia đình. Giỏi nữ công gia chánh, khéo léo trong tổ chức quán xuyến gia đình, cô đã đại diện cho nữ công đoàn nhà trường tham gia Hội thi cán bộ nữ công giỏi ngành Giáo dục quận Hoàn Kiếm và đoạt giải Nhì.

Đối với gia đình hai bên nội ngoại, cô là người con hiếu thảo, người chị cả gương mẫu, người chị dâu ôn hòa, người bác nhiệt tình. Với hàng xóm, khu phố, cô luôn gần gũi, giúp đỡ, thường xuyên nhận đỡ đầu học sinh có hoàn cảnh đặc biệt tại địa bàn dân cư và tham gia tích cực các phong trào từ thiện do Hội Chữ thập đỏ phường quyên góp. Mọi người luôn tôn trọng, quý mến cô Vũ Thị Hồng Hạnh – nhà giáo Hà thành tài đức vẹn toàn; luôn hết mình vì học trò, vì những người xung quanh mình.

Theo cô Hạnh, mỗi học trò có một khả năng, tố chất khác nhau, hoàn cảnh gia đình các con cũng vậy. Nếu giáo viên chỉ nỗ lực dạy chữ mỗi ngày và chú tâm vào những năng lực, phẩm chất chung thì sẽ không cảm nhận được “thành công” trong nghề, cũng như niềm hạnh phúc của trẻ thơ khi đến trường.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập713
  • Hôm nay41,100
  • Tháng hiện tại319,230
  • Tổng lượt truy cập51,675,189
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944