Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh bằng những mô hình động và mở

Thứ ba - 14/09/2021 22:28 514 0
GD&TĐ - Không chỉ gói gọn trong khuôn khổ những bài học trên lớp, việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên ở Điện Biên đang được “thổi” luồng sinh khí mới bằng các hoạt động mở đầy sức hút.
Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh bằng những mô hình động và mở

Bài học trải nghiệm

"Chúng em làm chiến sĩ Điện Biên" là một trong những mô hình giáo dục lịch sử trải nghiệm đang tạo “sức hút” đặc biệt đối với nhiều đơn vị trường học và học sinh ở Điện Biên.

Học sinh tham gia ở các cấp học và lứa tuổi khác nhau. Tại đây, các em sẽ trải nghiệm đa dạng hoạt động sôi nổi và ý nghĩa như: Lễ nhập ngũ, thắp hương tri ân các anh hùng liệt sĩ, tham quan và nghe kể chuyện lịch sử…

Là Tổng phụ trách Đội của Trường THCS Mường Thanh, cô Đoàn Mỹ Ngọc thường xuyên trực tiếp dẫn các đoàn học sinh nhà trường tham gia hoạt động trải nghiệm này.

“Mỗi lần triển khai, các em đều hào hứng đăng ký. Nhưng do giới hạn về số người nên thường chỉ có từ 30 – 45 em được chọn. Lần nào kết thúc chương trình các em cũng tỏ ra tiếc nuối và hỏi xem năm sau có được tham gia nữa không” – cô Ngọc cho hay.

Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh bằng những mô hình động và mở - Ảnh minh hoạ 2
Trải nghiệm "Chúng em làm chiến sĩ Điện Biên" luôn thu hút đông đảo học sinh tham gia. Ảnh NVCC.

Bên cạnh hoạt động trải nghiệm, thì trò chơi vận động gắn liền với lịch sử luôn thu hút đông đảo học sinh tham gia đầy hào hứng. Cụ thể như: Đẩy xe đạp thồ, đi tìm ẩn số, cướp cờ, vận chuyển bóng vượt chướng ngại vật…, đặc biệt là trải nghiệm trực tiếp chế biến và thưởng thức bữa cơm chiến sĩ.

Em Nguyễn Thiên Đạt, học sinh Trường THCS Mường Thanh bộc bạch: “Trước đây, qua sách vở em đã biết đến xe đạp thồ. Nhưng phải đến khi tham gia trải nghiệm thì em mới thực sự cảm nhận được giá trị của nó. Không chỉ thấy khâm phục hơn các thế hệ cha ông đi trước, mà em còn rèn luyện được tính kiên trì, đoàn kết và nghị lực trong cuộc sống”.

Còn theo cô giáo Triệu Thị Gái (giáo viên Trường THCS Nam Thanh), đây là một trong những phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh được nhà trường quan tâm chú trọng nhiều năm qua.

“Các hoạt động trải nghiệm này mang giá trị tuyên truyền, giáo dục rất cao. Đặc biệt là về giá trị của cuộc sống hòa bình, lý tưởng sống, niềm tự hào và ý thức trách nhiệm của học sinh đối với đất nước dân tộc trong thời kỳ hiện nay” – cô Gái chia sẻ.

“Chúng em làm chiến sĩ Điện Biên” là hoạt động trải nghiệm được Ban Quản lý di tích và Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ phối hợp với các đơn vị trường học địa phương triển khai nhiều năm gần đây. Hoạt động này ngày càng được phát huy, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu giáo dục của các nhà trường.

Bà Vũ Thị Thanh, Trưởng phòng Phát huy giá trị di tích (Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch Điện Biên) cho biết: Chương trình này nhằm tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng của dân tộc, đặc biệt là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ tới học sinh. Qua đó, tạo sự hứng thú, thu hút các em nghiên cứu, học hỏi về lịch sử của dân tộc.

Hoạt động còn tạo điều kiện cho học sinh có những trải nghiệm thực tế về cuộc sống, chiến đấu của các chiến sĩ Điện Biên năm xưa. Từ đó, trau dồi thêm kiến thức, rèn luyện kỹ năng và nâng cao ý thức trách nhiệm trong cuộc sống.

Phát triển các câu lạc bộ sở thích

Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh bằng những mô hình động và mở - Ảnh minh hoạ 3
Các CLB sở thích ngày càng phát triển "nở rộ" trong các trường học ở Điện Biên. Ảnh NVCC.

Bên cạnh hoạt động trải nghiệm, câu lạc bộ (CLB) sở thích tại các cơ sở trường học cũng ngày một "nở rộ". Đây là sân chơi lành mạnh, bổ ích dành cho những em có cùng sở thích. Các em sẽ cùng nhau tổ chức và tham gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Học tập, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, truyền thông, thiện nguyện…

Năm học 2020 – 2021, Trường THPT chuyên Lê Quý Ðôn  có 19 câu lạc bộ sinh hoạt, như: Môi trường và cộng đồng, truyền thông MCC, thiện nguyện, nhảy CNVR, múa, hát MIS, ghita, diễn xuất - LCC, vẽ Art 45 độ, tiếng Anh...

Theo cô giáo Lê Thúy Hòa, Bí thư Ðoàn trường: Tất cả các CLB trong trường đều hoạt động rất tích cực. Không chỉ phát huy được năng khiếu, sở trường, thế mạnh của học sinh mà các CLB đã hướng học sinh vào những hoạt động bổ ích. Từ đó giúp các em phát triển kỹ năng mềm và mang tính giáo dục cao.

Đơn cử như CLB truyền thông MCC, với ý nghĩa là nơi hội tụ những mảnh ghép diệu kỳ. CLB này có quá trình hoạt động bền vững (thành lập năm 2017) và quy mô lớn nhất của trường. Trải qua gần 4 năm hoạt động, CLB đã tạo nên nhiều chương trình có ý nghĩa, giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh và giá trị nhân văn cho học sinh.

CLB tiếng Anh của học sinh Trường THPT TP. Ðiện Biên Phủ lại cuốn hút bởi nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn, như: Biểu diễn văn nghệ bằng tiếng Anh, giao lưu tiếng Anh, tìm hiểu mở rộng chuyên đề tiếng Anh theo các bài học trên lớp...

Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh bằng những mô hình động và mở - Ảnh minh hoạ 4
Các CLB cùng sở thích hướng học sinh vào các hoạt động bổ ích, qua đó giáo dục lối sống lành mạnh cho các em. Ảnh: NVCC.

Là một trong những học sinh tích cực tham gia CLB, em Trần Hải Nam, lớp 12C6 chia sẻ: “Việc tham gia CLB tiếng Anh giúp em có cơ hội thể hiện niềm yêu thích và khả năng tiếng Anh của mình. CLB thường tổ chức các hoạt động giao lưu giữa các bạn có chung sở thích, đam mê với nhau. Qua đó, không chỉ giúp em củng cố kiến thức và khả năng sử dụng tiếng Anh, mà còn tránh xa các hoạt động thiếu tích cực, hoặc tệ nạn trong cuộc sống”.

Còn tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh, CLB "Em yêu tin học" không những thu hút sự quan tâm của đông đảo học sinh nhà trường, mà còn đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong các cuộc thi.

Năm học vừa qua, CLB có 2 sản phẩm đoạt giải tại Cuộc thi "Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng" cấp tỉnh; 1 sản phẩm đạt giải Nhất Cuộc thi toàn quốc năm học 2019 – 2020.

Hoạt động sôi nổi của CLB đã giúp học sinh các trường học phát triển năng lực trên mọi lĩnh vực. Đồng thời tạo không khí vui tươi, phấn khởi và phát huy tính sáng tạo trong học tập, rèn luyện.

Hơn hết, đó là hướng các em vào những hoạt động mang tính giáo dục đạo đức, phẩm chất tốt đẹp phù hợp lứa tuổi. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các nhà trường.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1350 | lượt tải:293

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1048 | lượt tải:272

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2347 | lượt tải:370

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2889 | lượt tải:471

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2212 | lượt tải:317
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập168
  • Hôm nay1,809
  • Tháng hiện tại44,027
  • Tổng lượt truy cập49,749,792
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944