Đội ngũ giáo viên - yếu tố then chốt quyết định chất lượng dạy và học ngoại ngữ

Thứ ba - 23/07/2019 05:12 524 0

Đội ngũ giáo viên - yếu tố then chốt quyết định chất lượng dạy và học ngoại ngữ

GD&TĐ - Sáng ngày 23/7 diễn ra tọa đàm “Nâng cao chất lượng đội ngũ GV - yếu tố then chốt quyết định việc nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ” do Đề án Ngoại ngữ quốc gia (ĐANNQG) - Bộ GD&ĐT tổ chức.

Tham dự tọa đàm có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc, đại diện Cục nhà giáo và CBQL, Ban QL Đề án NNQG, các chuyên gia, nhà quản lý từ các tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước.

Tạo đột phá trong chất lượng dạy và học ngoại ngữ

Trong những năm qua người học tiếng Anh chiếm 99% số người học ngoại ngữ ở Việt Nam, việc nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ ở Việt Nam được Chính phủ, Bộ GD&ĐT và các địa phương, nhà trường quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, kết quả các kỳ thi THPT quốc gia còn chưa cao trong đó 3 năm 2017 - 2018 - 2019 đều có điểm trung bình dưới 5 điểm.

Đội ngũ giáo viên - yếu tố then chốt quyết định chất lượng dạy và học ngoại ngữ
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc phát biểu khai mạc tọa đàm 

Phát biểu khai mạc tọa đàm, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho biết: Trong các yếu tố để nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh, yếu tố quan trọng nhất là chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy. Để triển khai chương trình tiếng Anh hệ 10 năm, từ năm học 2011-2012 đến nay, hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các cấp học phổ thông đã được triển khai thực hiện đối với cả năng lực tiếng Anh và nghiệp vụ sư phạm giảng dạy tiếng Anh của giáo viên.

Với mong muốn có một đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh tốt cho các cấp học phổ thông, tạo đột phá trong chất lượng dạy và học ngoại ngữ, Bộ GD&ĐT tổ chức tọa đàm với mong muốn được nghe ý kiến của các nhà quản lý về kinh nghiệm tổ chức hoạt động này những năm qua và ý kiến của các chuyên gia đề xuất về trao đổi kinh nghiệm triển khai bồi dưỡng giáo viên hiệu quả. Cần có cơ chế chính sách, hành lang pháp lý, tạo điều kiện cho các đơn vị đào tạo bồi dưỡng ngoại ngữ trong việc nâng cao chất lượng ngoại ngữ như thế nào.

Bộ GD&ĐT sẽ tiếp thu nghiên cứu tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng giáo viên hiệu quả đáp ứng việc triển khai Chương trình môn tiếng Anh trong Chương trình giáo dục phổ thông mới và đặc biệt là nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh tại các trường phổ thông trên toàn quốc.

Bồi dưỡng GV là vô cùng quan trọng

Bà Nguyễn Thị Mai Hữu, Giám đốc Đề án Ngoại ngữ quốc gia cho biết: Trong quá trình thí điểm thực hiện dạy và học ngoại ngữ, 30% GV ngoại ngữ trên hệ thống chưa đáp ứng năng lực ngoại ngữ theo yêu cầu.

Hiện nay, phổ biến nhất trên toàn quốc là hệ 7 năm và hệ 10 năm. Hệ 10 năm là chương trình tiếng Anh phổ thông 10 năm dành cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 12. Theo mục tiêu của đề án ngoại ngữ gia, chương trình ngoại ngữ 10 năm sẽ mở rộng dần quy mô để đạt khoảng 70% vào năm học 2015-2016 và 100% vào năm 2018-2019.

Tuy nhiên, rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và chất lượng đội ngũ giáo viên đã làm chậm lại mục tiêu này. Thực tế, trên hệ thống chỉ có khoảng 10% cơ sở GD trên toàn quốc triển khai CT tiếng Anh 10 năm.

Đội ngũ giáo viên - yếu tố then chốt quyết định chất lượng dạy và học ngoại ngữ - Ảnh minh hoạ 2
Bà Nguyễn Thị Mai Hữu chia sẻ tại tọa đàm 

Theo bà Nguyễn Thị Mai Hữu, trong Chương trình GDPT mới, học chương trình Tiếng Anh 10 năm, học sinh sẽ đạt một bậc trình độ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, tương đương các bậc trình độ năng lực tiếng Anh theo Khung tham chiếu chung Châu Âu CEFR. Để đáp ứng chương trình mới, giáo viên phải đạt chuẩn năng lực tiếng Anh và năng lực sư phạm phù hợp với cấp học theo quy định của Bộ GD&ĐT đối với môn học này. Việc bồi dưỡng GV là vô cùng quan trọng.

Tuy nhiên, làm thế nào để hoạt động bồi dưỡng GV hiệu quả, đi vào giảng dạy hàng ngày của các trường để tạo sự đột phá trong việc giảng dạy ngoại ngữ là yêu cầu đặt ra cấp thiết.

Rà soát năng lực ngoại ngữ, nâng chất bồi dưỡng GV

Là địa phương có nhiều giải pháp hiệu quả trong công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên ngoại ngữ các cấp học với các chương trình, hình thức đào tạo, bồi dưỡng đa dạng, ông Bùi Văn Khiết, Trưởng phòng GDTrH, Sở GD&ĐT Nam Định cho biết: Từ năm 2011 khi triển khai ĐANNQG, tỉnh Nam Định gặp khó khăn như về mặt bằng ngoại ngữ, GV phải tuyển từ rất nhiều nguồn; khó khăn về tài chính; hiệu quả của lớp bồi dưỡng, hiệu quả lan tỏa không cao.

Để nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, tỉnh Nam Định chú trọng công tác rà soát năng lực ngoại ngữ (NLNN) của giáo viên/giảng viên ngoại ngữ. Nâng cao chất lượng các đợt tập huấn, hội thảo về đổi mới phương pháp, kiểm tra đánh giá nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên...

Đội ngũ giáo viên - yếu tố then chốt quyết định chất lượng dạy và học ngoại ngữ - Ảnh minh hoạ 3
Ông Bùi Văn Khiết chia sẻ tại tọa đàm  

Chia sẻ kinh nghiệm, thuận lợi và khó khăn trong việc bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các bậc học phổ thông và giải pháp tổ chức bồi dưỡng, bà Đỗ Thị Huyền Trang, chuyên viên phòng GDTrH, Sở GD&ĐT Khánh Hòa cho biết: Năng lực đội ngũ GV không đồng đều. GV dạy ngoại ngữ là GV kiêm nhiệm các môn khác như công dân, chủ nhiệm… GV tiếng Nga và Pháp chuyển sang dạy Tiếng Anh. Các GV chưa chú trọng dạy phát triển năng lực HS mà chủ yếu dạy ôn thi. GV vùng núi thiếu cơ hội để nâng cao chất lượng giảng dạy.

Được sự hỗ trợ của một số tổ chức, Sở GD&ĐT Khánh Hòa đã mở các lớp tập huấn cho giáo viên hàng năm về phương pháp giảng dạy phù hợp với tình hình thực tế của Khánh Hòa trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

Tại tọa đàm, các đại diện tham gia tọa đàm đề xuất nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh như kinh nghiệm, thuận lợi và khó khăn trong việc bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các bậc học phổ thông và giải pháp tổ chức bồi dưỡng; Kinh nghiệm đào tạo giáo viên ngoại ngữ và những yếu tố thúc đẩy hiệu quả đào tạo…

Ghi nhận những đóng góp của các đại biểu, bà Nguyễn Thị Mai Hữu, cho biết: Đề án Ngoại ngữ Quốc gia sẽ nghiên cứu kỹ những nội dung đề xuất của các đại biểu để nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh, trong đó lưu ý những đề xuất như: bồi dưỡng cho giáo viên để đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình mới, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, liên tục; giải pháp bồi dưỡng giáo viên về nghiệp vụ sư phạm giảng dạy tiếng Anh; nâng cao năng lực ngoại ngữ cho giáo viên tiếng Anh khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa; rà soát lại toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ GD&ĐT về hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh để từ đó có những đề xuất điều chỉnh, xây dựng văn bản thay thế phù hợp.

Tác giả bài viết: Lê Đăng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập641
  • Hôm nay21,271
  • Tháng hiện tại299,401
  • Tổng lượt truy cập51,655,360
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944