Đưa sinh viên đi thực tập ở nước ngoài tạo 'nếp nghĩ toàn cầu'

Thứ năm - 04/01/2024 06:23 72 0
Trao đổi sinh viên thực tập Vũ Tuấn Phú - lớp 19C1, Khoa Cơ khí, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, ĐH Đà Nẵng có 6 tháng thực tập tại Công ty I. CERAM (Cộng hòa Pháp) và hưởng lương cơ bản. Vũ Tuấn Phú được tiếp nhận làm việc tại Phòng Nghiên cứu thiết kế và bộ phận sản xuất các sản phẩm dành riêng cho...
Đưa sinh viên đi thực tập ở nước ngoài tạo 'nếp nghĩ toàn cầu'

Trao đổi sinh viên thực tập

Vũ Tuấn Phú - lớp 19C1, Khoa Cơ khí, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, ĐH Đà Nẵng có 6 tháng thực tập tại Công ty I. CERAM (Cộng hòa Pháp) và hưởng lương cơ bản. Vũ Tuấn Phú được tiếp nhận làm việc tại Phòng Nghiên cứu thiết kế và bộ phận sản xuất các sản phẩm dành riêng cho hệ thống y tế. Công ty I. CERAM chuyên phát triển các thiết bị cấy ghép công nghệ cao dành cho các bộ phận khác nhau của bộ xương cũng như các khớp cho phép cơ thể con người duy trì khả năng di động.

Nhận xét về Phú với giảng viên hướng dẫn thực tập, ông André KERISIT - CEO Công ty I. CERAM cho biết: “Tôi nhận thấy Phú có thể giao tiếp với kỹ sư và nhân viên trong công ty bằng tiếng Anh trôi chảy. Đồng thời sinh viên này có khả năng thiết kế tốt, hoàn thành nhanh công việc được kỹ sư Mathieu hướng dẫn trên các phần mềm thiết kế”. Ông Andre KERISIT mong Vũ Tuấn Phú sẽ thực hiện tốt công việc lập trình sản xuất với thiết bị máy móc hiện đại của công ty.

Trước đó, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, ĐH Đà Nẵng tiếp nhận sinh viên Guillaum CHEZEAUX - Trường ĐH Limoges thực tập với thời gian 3 tháng. Đây là một trong những nội dung phối hợp thực hiện biên bản ghi nhớ hợp tác giữa hai trường đại học, được triển khai bởi Viện Công nghệ Limousin – Limoges (Cộng hòa Pháp) và Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật trong năm 2022 và 2023.

Một trong những mục tiêu hướng đến của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, ĐH Đà Nẵng trong chương trình thực tập sinh thông qua học phần Học kỳ doanh nghiệp là đưa sinh viên thực tập tại các doanh nghiệp ở nước ngoài. Đặc biệt, thời gian gần đây, nhà trường chú trọng tăng cường các mối quan hệ hợp tác quốc tế để đưa sinh viên đến thực tập tại Nhật Bản. Năm 2023, trường có 9 sinh viên các ngành Cơ khí, Tự động hóa chuẩn bị hoàn thành khóa thực tập chuyên ngành tại Tập đoàn Lixil (Nhật Bản).

Lê Phạm Minh Trân - sinh viên lớp 19HTP1, Khoa Công nghệ Hoá học - Môi trường, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, ĐH Đà Nẵng cho biết: “Thời gian thực tập 1 năm tại Nhật Bản không chỉ có cơ hội để học hỏi, phát triển kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao kỹ năng ngoại ngữ mà còn là bước quan trọng trong sự phát triển cá nhân. Trong quá trình thực tập, ngoài củng cố, hệ thống lại kiến thức chuyên ngành, em được học hỏi các quy trình sản xuất hiện đại cũng như kỹ năng, kỷ luật lao động, tác phong làm việc”.

Tương tự, Trương Thị Mỹ Hoa - sinh viên lớp 21C2, ngành Công nghệ thực phẩm, Trường Cao đẳng Lương thực - Thực phẩm vừa kết thúc 6 tháng thực tập tại Công ty Kanehira (Nhật Bản). Ngoài tính kỷ luật và chuyên nghiệp, ấn tượng nhất đối với Mỹ Hoa là sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định an toàn thực phẩm: “Họ bảo quản thực phẩm bằng cách phân chia số lượng chuẩn. Ví dụ, ngày hôm đó nhận làm bao nhiêu hàng, họ quy ra số lượng cần dùng, giữ thực phẩm đã chế biến trong thời gian quy định và không lãng phí thực phẩm”.

Lớp học trước xuất cảnh tại Trường ĐH Đông Á dành cho sinh viên đỗ phỏng vấn chương trình Internship tại Nhật Bản. Ảnh: NTCC

Lớp học trước xuất cảnh tại Trường ĐH Đông Á dành cho sinh viên đỗ phỏng vấn chương trình Internship tại Nhật Bản. Ảnh: NTCC

Đáp ứng điều kiện cần và đủ

Hầu hết đại diện ban giám hiệu của các cơ sở giáo dục đại học đều thống nhất, rào cản lớn nhất trong việc đưa sinh viên sang thực tập ở nước ngoài là ngôn ngữ cùng những khó khăn trong khác biệt văn hóa, lối sống.

Theo TS Đào Thị Thanh Phượng – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng, các trường đại học phải thực hiện kỹ việc sàng lọc, tuyển chọn sinh viên để vừa đảm bảo chất lượng kỳ thực tập, vừa giữ uy tín với đối tác để có thể hợp tác lâu dài. Cả nhà trường, sinh viên và doanh nghiệp đối tác phải xác định rằng mục đích của đợt thực tập là thực tập nghề nghiệp, khác với hình thức xuất khẩu lao động hoặc tu nghiệp.

Ông Trần Hoàng Dũng - Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và việc làm, Trường Cao đẳng Lương thực - Thực phẩm (Đà Nẵng) cho biết, khi đưa sinh viên đi thực tập ở nước ngoài, bên cạnh chú trọng lựa chọn đối tác uy tín, các chế độ phúc lợi, mức lương cao, điều kiện ưu đãi nơi ăn ở, sinh hoạt tốt thì nhà trường phải theo dõi trong suốt quá trình sinh viên thực tập.

Để nắm rõ tình hình sinh viên thực tập, ăn ở, sinh hoạt tại Nhật Bản như thế nào, phản hồi của doanh nghiệp về tay nghề các em ra sao, nhà trường phối hợp cùng đơn vị đối tác tổ chức thăm và làm việc với các công ty và sinh viên thực tập.

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, ĐH Đà Nẵng đã ký kết hợp tác với Công ty TNHH Esuhai để triển khai “Chương trình kỹ sư định hướng làm việc tại Nhật Bản” theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Sinh viên đủ điều kiện tham gia chương trình đào tạo này không chỉ có cơ hội tham dự các khóa thực tập chuyên môn tại các doanh nghiệp Nhật Bản mà sau khi tốt nghiệp được tuyển dụng vào các công ty tại Nhật Bản làm việc.

“Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên có năng lực tiếng Nhật có thể tham gia các chương trình thực tập, tuyển dụng tại Nhật Bản, nhà trường dự kiến xem xét khả năng đưa thêm môn tiếng Nhật vào giảng dạy trong các chương trình đào tạo”, TS Nguyễn Linh Nam - Phó Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ.

Một số thách thức lớn đối với chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong quá trình hội nhập là: Năng lực ngoại ngữ để làm việc trong các công ty quốc tế và đa quốc gia; Kỹ năng nghề nghiệp thành thạo theo tiêu chuẩn quốc tế; Kiến thức toàn diện về khoa học công nghệ, văn hóa, luật pháp,… trong môi trường quốc tế; Các kỹ năng mềm như giao tiếp, truyền thông, kỹ luật lao động, kỹ năng sống, sự thích nghi,… để đáp ứng sự thay đổi nhanh của kinh tế - xã hội.

Chia sẻ thông tin, GS.TS Trần Văn Nam - nguyên Giám đốc ĐH Đà Nẵng đồng thời nhận xét: Trong bối cảnh đó, việc đưa sinh viên đi thực tập ở nước ngoài là cách để tạo cho các em có được “nếp nghĩ toàn cầu” để lấp đầy lỗ hổng kỹ năng.

TS Nguyễn Thị Anh Đào - Hiệu trưởng Trường Đại học Đông Á thông tin: “Hiện mô hình hợp tác về chương trình đào tạo, thực tập và làm việc giữa nhà trường với các đối tác Nhật Bản rất hiệu quả. Phía Nhật Bản có nhiều hỗ trợ về đào tạo tiếng Nhật, kỹ năng nghiệp vụ và văn hóa giúp sinh viên hội nhập, làm việc tốt. Mỗi năm, nhà trường cử từ 300 - 500 sinh viên sang Nhật thực tập và làm việc ở các ngành. Số lượng sinh viên sang Nhật sẽ tăng lên hằng năm với mục tiêu đến năm 2025 đạt 700 - 1.000 sinh viên/năm”.

Tác giả bài viết: Hà Nguyên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập589
  • Hôm nay47,553
  • Tháng hiện tại325,683
  • Tổng lượt truy cập51,681,642
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944