Gắn tuyển sinh với tuyển dụng

Thứ tư - 04/04/2018 21:36 728 0
GD&TĐ - Công tác tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp (GDNN) năm 2018 được Bộ LĐ-TB&XH xác định: Lấy chất lượng và hiệu quả đào tạo là mục tiêu hàng đầu, không chạy theo số lượng chỉ tiêu tuyển sinh; việc tuyển sinh phải gắn với tuyển dụng, việc làm sau tốt nghiệp của người học; gắn GDNN với thị trường lao động, việc làm bền vững và an sinh xã hội.
Gắn tuyển sinh với tuyển dụng

Tăng cường tuyển sinh trình độ CĐ, TC nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực lao động có tay nghề cao, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Mục tiêu tuyển sinh: 2,2 triệu người

Đánh giá về công tác tuyển sinh GDNN, TS Trương Anh Dũng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN - cho biết, mặc dù trong 1, 2 năm trở lại đây công tác tuyển sinh đang có nhiều dấu hiệu phục hồi, nhưng không phải là đã hết khó khăn.

Hiện tại tỷ lệ phân luồng HS sau THCS, THPT vào học GDNN thấp (8 - 10%). Chỉ tiêu tuyển sinh ĐH lớn, xu thế của GD ĐH là bỏ điểm sàn trong thi đầu vào nên tiếp tục thu hút được số lượng người học sau tốt nghiệp THPT vào ĐH.

Bên cạnh đó, nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền và các cơ quan chức năng về GDNN ở một số địa phương chưa đầy đủ, một bộ phận xã hội chưa nhận thức đúng và đầy đủ về vai trò quan trọng của GDNN trong đào tạo nguồn nhân lực.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức đúng về quyền và trách nhiệm xã hội của mình trong việc tham gia GDNN, chưa phối hợp với cơ sở GDNN trong quá trình đào tạo, đánh giá và tuyển dụng lao động.

Triển khai công tác tuyển sinh năm 2018, Bộ LĐ-TB&XH đặt mục tiêu: Tuyển sinh GDNN đạt 2.200.000 người, trong đó tuyển sinh trình độ CĐ và TC là 540.000 HSSV; trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng là 1.660.000 người.

Để đạt được mục tiêu tuyển sinh GDNN đề ra, một số nhiệm vụ, giải pháp cần được triển khai thực hiện đồng bộ như: Hoàn thiện chính sách pháp luật về GDNN, tạo thuận lợi cho công tác tuyển sinh; Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về GDNN, tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh; Tổ chức tốt công tác tuyển sinh; Gắn kết tuyển sinh, tổ chức đào tạo với thị trường lao động, việc làm trong đó tiếp tục triển khai cơ chế 3 bên: Nhà nước – Nhà trường – Doanh nghiệp (DN) qua chương trình hợp tác giữa Tổng cục GDNN và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hợp tác với các hiệp hội DN, tập đoàn, DN lớn có sử dụng nhiều nhân lực qua đào tạo nghề nghiệp.

Phát huy thế mạnh

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Quân cho biết, với sự quyết tâm, thống nhất trong toàn hệ thống, năm 2017 được coi là năm thành công về công tác tuyển sinh, chúng ta đã đạt vượt chỉ tiêu theo kế hoạch.

Năm 2018, Bộ xác định là năm bứt phá về công tác tuyển sinh với yếu tố nâng cao chất lượng đào tạo và giải quyết tốt việc làm cho người học sau tốt nghiệp làm trọng. Nếu các trường đồng lòng cam kết HS, SV tốt nghiệp có việc làm thì nhất định trường sẽ thu hút được người học và tuyển sinh tốt.

Năm 2017, một số trường đã thực hiện tốt điều này với việc cam kết với người học sau khi tốt nghiệp có việc làm và có mức lương đảm bảo, nếu không thực hiện đúng cam kết trường sẽ hoàn trả học phí cho người học.

Năm nay, các cơ sở GDNN cần phát huy và có những cam kết mạnh mẽ như vậy để tạo sự đột phá trong công tác tuyển sinh. Ngoài ra, các trường cần chủ động gắn kết với DN, thực hiện cập nhật chương trình, đào tạo theo chuẩn của DN.

Bộ LĐ-TB&XH sẽ đồng hành bằng cách, linh hoạt cho các cơ sở GDNN khi đàm phán với DN được ký ban hành nhiều chương trình đào tạo mới để đáp ứng thí điểm theo nhu cầu của DN. Bên cạnh gắn kết chặt chẽ với DN trong đào tạo, cơ sở GDNN tăng cường đẩy mạnh công tác truyền thông về tuyển sinh, cung cấp thông tin những ngành nghề, trình độ đào tạo mà nhu cầu thị trường đang cần.

Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH, kết quả tuyển sinh năm 2017 của cả nước là 2.204.400 người, đạt 100,2%, trong đó tuyển sinh trình độ trung cấp và CĐ khoảng 540.400 người. Những ngành, nghề có kết quả tuyển sinh cao, đó là nghề: Điện công nghiệp, Công nghệ ô tô, Điện tử công nghiệp, Hàn, Quản trị mạng, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật sửa chữa, Lắp ráp máy tính… Những ngành nghề khó tuyển sinh, đặc biệt là những ngành học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm như: Khoan nổ, mìn, Công nghệ mạ, Chế tạo khuôn mẫu.

Tác giả bài viết: Anh Quang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập266
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm265
  • Hôm nay26,487
  • Tháng hiện tại287,018
  • Tổng lượt truy cập51,642,977
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944