Gia Lai định hướng đẩy mạnh giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Thứ năm - 30/09/2021 05:18 367 0
GD&TĐ - Để phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số, ngành giáo dục tỉnh Gia Lai đẩy mạnh dạy tiếng DTTS cho cán bộ, giáo viên công tác tại miền núi. Bên cạnh đó, đảm bảo các chế độ, chính sách cho người dạy và học.
Gia Lai định hướng đẩy mạnh giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Giáo dục đặc thù gắn với giáo dục đạo đức, lối sống

Sở GD&ĐT Gia Lai cho biết, đơn vị vừa có văn bản hướng dẫn việc triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 đối với giáo dục dân tộc đến các Phòng GD&ĐT, cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.

Sở cũng yêu cầu các phòng GD&ĐT và các trường học ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS) có các giải pháp đảm bảo tăng tỷ lệ trẻ em, học sinh DTTS ở các cấp học đến trường đúng độ tuổi. Bên cạnh đó, duy trì và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục các cấp, tỷ lệ học sinh chuyên cần, giảm tỉ lệ học sinh bỏ học, nghỉ học vào dịp lễ tết, mùa vụ…

Theo đó, năm học 2021-2022, ngành Giáo dục tỉnh Gia Lai tiếp tục rà soát, sắp xếp mạng lưới các cơ sở giáo dục vùng DTTS, nhất là các trường Phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT), trường phổ thông tổ chức ăn, ở cho học sinh. Bên cạnh đó, khắc phục tình trạng nhiều điểm trường lẻ, trường học có quy mô nhỏ, chất lượng giáo dục chưa cao để tập trung đầu tư nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục.

Đồng thời, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy và học ở các cơ sở giáo dục vùng DTTS, miền núi đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình, SGK GDPT 2018.

Gia Lai định hướng đẩy mạnh giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi - Ảnh minh hoạ 2
Bữa cơm của học sinh bán trú.

Sở cũng yêu cầu các đơn vị thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục cấp tiểu học, THCS, THPT theo chỉ đạo, hướng dẫn hiện hành của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT. Chủ động xây dựng kế hoạch, kịch bản, giải pháp tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình ứng phó với tình huống dịch bệnh Covid-19, phù hợp với điều kiện của từng nhà trường, địa phương.

Đồng thời, tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của HS, phù hợp với đối tượng học sinh DTTS. Bên cạnh đó, tổ chức khảo sát, phân loại năng lực học tập của học sinh ngay từ đầu năm học để xây dựng kế hoạch dạy học, phụ đạo, bồi dưỡng phù hợp.

Bên cạnh đó, tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù gắn với yêu cầu giáo dục lý tưởng cách mạng, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kĩ năng sống cho học sinh DTTS. Bên cạnh đó, chú trọng giáo dục học sinh ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường, tham gia tuyên truyền trong gia đình, cộng đồng về xóa bỏ các hủ tục lạc hậu. Không chỉ thế, đẩy mạnh công tác phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh các trường PTDTNT, PTDTBT.

Đẩy mạnh dạy tiếng dân tộc thiểu số

Gia Lai định hướng đẩy mạnh giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi - Ảnh minh hoạ 3
Học sinh dân tộc thiểu số tại Gia Lai vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Sở GD&ĐT cũng yêu cầu các phòng GD&ĐT tiếp tục duy trì và phát triển quy mô trường, lớp, học sinh học Tiếng Bahnar và Tiếng Jrai phù hợp với điều kiện địa phương. Đối với tiếng dân tộc Bahnar, Jrai triển khai dạy học chương trình lớp 1 theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Từ lớp 2 đến lớp 5 tiếp tục tổ chức thực hiện dạy học theo các chương trình và SGK hiện hành. Bên cạnh đó, rà soát, chú trọng đào tạo đội ngũ giáo viên dạy tiếng DTTS.

Ngoài ra, đẩy mạnh dạy tiếng DTTS cho cán bộ, công chức, viên chức công tác ở vùng DTTS, miền núi. Bên cạnh đó, chú trọng xây dựng môi trường giao tiếp, giao lưu tiếng Việt cho trẻ em, học sinh. Đồng thời, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ (là người DTTS) về tăng cường tiếng Việt cho trẻ em, học sinh DTTS.

Đặc biệt, tiếp tục thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với người dạy, người học và các cơ sở giáo dục ở vùng DTTS, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Các phòng GD&ĐT, cơ sở giáo dục cũng tăng cường công tác bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục theo quy định. Qua đó, quan tâm bồi dưỡng giáo viên dạy lớp ghép. Chú trọng bồi dưỡng các nội dung mang tính đặc thù đối với vùng DTTS như: Giáo dục kỹ năng sống, giáo dục ngoài giờ chính khóa, công tác học sinh nội trú, bán trú. Đặc điểm tâm lí học sinh DTTS, tư vấn tâm lí học đường, giáo dục văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, xâm hại tình dục và bạo lực học đường…

Bên cạnh đó, bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và kỹ năng dạy học trực tuyến cho giáo viên vùng DTTS, miền núi. Tăng cường các hoạt động giao lưu, kết nghĩa giữa các địa phương, các cơ sở giáo dục… nhằm tạo điều kiện cho cán bộ quản lí, giáo viên ở các trường vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn được giao lưu, học hỏi về chuyên môn, nghiệp vụ. Thực hiện tốt chế độ, chính sách cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng DTTS, miền núi.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1394 | lượt tải:304

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1127 | lượt tải:292

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2416 | lượt tải:381

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2913 | lượt tải:482

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2233 | lượt tải:324
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập413
  • Hôm nay23,763
  • Tháng hiện tại113,180
  • Tổng lượt truy cập50,661,556
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944