GD&TĐ - Hiện nay, gần 80% giáo viên dạy trẻ em vùng dân tộc thiểu số là người dân tộc Kinh, không thông thạo tiếng dân tộc của trẻ. Việc bất đồng về ngôn ngữ làm hạn chế giao tiếp, giảm hiệu quả truyền đạt ngôn ngữ tiếng Việt giữa giáo viên và trẻ.
GD&TĐ - Đối với học sinh dân tộc (HSDT), việc tăng cường tiếng Việt trước khi vào lớp 1 và trong quá trình học tập đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây là tiền đề vững chắc giúp các em nhanh chóng tiếp thu kiến thức, mạnh dạn giao tiếp và tăng cường kĩ năng sống. Tuy nhiên trên thực tế còn không ít thách thức trong quá trình xóa bỏ rào cản ngôn ngữ của HSDT.
GD&TĐ - Để tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số (HSDTTS) từ đó nâng cao chất lượng giáo dục, ngành GD-ĐT Lạng Sơn đã chọn phương pháp dạy học (PPDH) Tiếng Việt theo Công nghệ giáo dục (TV1-CGD) như một trong những giải pháp quan trọng.
GD&TĐ - Sở GD&ĐT Phú Yên hướng dẫn dạy học lồng ghép tăng cường tiếng Việt cho học sinh vùng dân tộc thiểu số từ năm học 2019 – 2020 trên địa bàn tỉnh.
GD&TĐ - Nhiều năm qua,Trường Tiểu học xã biên giới Tam Hợp (huyện Tương Dương, Nghệ An) có tới 3 ca học mỗi ngày. Ngoài 2 buổi chính khóa, thì buổi tối, nghe tiếng trống vang lên những đứa trẻ lại soi đèn pin đến trường.
GD&TĐ - Đề án "Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số" giai đoạn 2016 – 2020 được triển khai thực hiện tại 50 trường đã tạo tiền đề để các em học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp một cách tốt nhất.
GD&TĐ - Tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Yên Bái. Hoạt động này ý nghĩa hơn nữa khi học sinh tiểu học bắt đầu Chương trình, sách giáo khoa mới.