“Tiếng trống học bài” nơi bản làng vùng biên xứ Nghệ

Chủ nhật - 24/11/2019 04:44 631 0

“Tiếng trống học bài” nơi bản làng vùng biên xứ Nghệ

GD&TĐ - Nhiều năm qua,Trường Tiểu học xã biên giới Tam Hợp (huyện Tương Dương, Nghệ An) có tới 3 ca học mỗi ngày. Ngoài 2 buổi chính khóa, thì buổi tối, nghe tiếng trống vang lên những đứa trẻ lại soi đèn pin đến trường.
 
Học sinh Trường Tiểu học Tam Hợp múa hát tập thể tại sân trường vào buổi tối 

Soi đèn pin đi học

Tùng! Tùng! Tùng! 7h tối tiếng trống vang lên ở điểm trường Tiểu học Phà Lõm, Trường Tiểu học Tam Hợp. Thầy Đào Huy Thiện – Phó Hiệu trưởng, phụ trách điểm bản nói: “Chờ một lát thôi sẽ thấy, lũ trẻ đến đầy đủ khắp sân trường mà xem, tự giác lắm”!

“Tiếng trống học bài” nơi bản làng vùng biên xứ Nghệ - Ảnh minh hoạ 4
Buổi tối, các em học sinh Tiểu học Tam Hợp, Tương Dương, Nghệ An lại soi đèn pin đến trường ôn bài

Quả vậy, lần lượt nhóm 2, 3 em nhỏ đeo đèn pin đội đầu đuổi nhau chạy ào tới. Chẳng mấy chốc tiếng nô đùa đã í ới khắp sân trường. Các em tự giác vào lớp, mở sách vở ra tập đọc, tập viết, làm bài tập. Phía trên có giáo viên quản lý, hướng dẫn những chỗ các em chưa hiểu hoặc tranh thủ soạn giáo án.

Nói về xuất phát điểm của tiếng trống học bài, thầy Nguyễn Đình Mận – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Những năm trước, chất lượng học sinh ở Tam Hợp thấp hơn nhiều so với các trường lân cận.

“Tiếng trống học bài” nơi bản làng vùng biên xứ Nghệ - Ảnh minh hoạ 5
 Trường học có đầy đủ bàn ghế, ánh sáng để các em làm bài tập

Học sinh của trường chủ yếu người dân tộc thiểu số: Mông, Thái, Tày Poọng… sống trong bản biệt lập, chỉ giao tiếp với bố mẹ, người thân nên hạn chế về tiếng Việt, khả năng tiếp thu chậm. Tình trạng học sinh nghỉ học, đi học không đầy đủ diễn ra nhiều.

Để nâng cao chất lượng dạy học, trước hết là tăng cường kỹ năng tiếng Việt cho học sinh, nhà trường quyết định phát động phong trào tiếng trống học bài.

“Tiếng trống học bài” nơi bản làng vùng biên xứ Nghệ - Ảnh minh hoạ 6
Mỗi học sinh có một chiếc đèn pin bên mình

Do ở nhà các em không đảm bảo đầy đủ ánh sáng, không có góc học tập, bàn ghế nên “tiếng trống học bài” được tổ chức ngay tại điểm trường và có sự quản lý, hướng dẫn của giáo viên.

Niềm vui ở Phà Lõm

Phà Lõm là bản xa xôi nhất, cách trung tâm xã Tam Hợp khoảng hơn 10km đường dốc đá lởm chởm, cheo leo. Đây là một bản làng người Mông với hơn 100 nóc nhà sống quây quần nơi đầu nguồn con suối Chà Lạp chảy từ Lào sang.

Dù là điểm lẻ, nhưng Phà Lõm có đông học sinh nhất Trường Tiểu học Tam Hợp với gần 100 em đều là người Mông. Đây cũng là nơi được ban giám hiệu nhà trường chọn thí điểm đầu tiên và đi đầu trong phong trào tiếng trống học bài từ năm học 2015 – 2016.

“Tiếng trống học bài” nơi bản làng vùng biên xứ Nghệ - Ảnh minh hoạ 7
 Một em học sinh dùng tay để nhẩm phép tính

"Lúc đầu, phụ huynh còn rất e ngại việc cho con đến trường vào buổi tối. Vì các cháu tiểu học đang bé, dù gần trường nhưng đường đi trong bản chủ yếu là đường đất đá.

Chúng tôi đã họp với ban quản lý bản và thông qua đó để tuyên truyền, vận động cho bà con hiểu ý nghĩa của việc đến trường học phụ đạo”, thầy Nguyễn Đình Mận, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ.

Ban đầu, chỉ có gần 30 hộ gia đình đồng ý, nhưng điểm trường vẫn quyết tâm thực hiện. Sau một thời gian, thấy bọn trẻ đến trường vừa được thầy cô hướng dẫn học tập, có chỗ vui chơi an toàn, vui vẻ nên ngày càng nhiều bố mẹ cho con đi học buổi tối.

“Tiếng trống học bài” nơi bản làng vùng biên xứ Nghệ - Ảnh minh hoạ 8
 "Tiếng trống học bài" đã trở nên quen thuộc nhiều năm nay tại điểm trường Phà Lõm, Tiểu học Tam Hợp

Điểm Phà Lõm năm học này có 6 lớp, riêng khối 1 được ưu tiên chia ra 2 lớp, mỗi lớp 16 em. Theo thầy Thiện chia sẻ, đây là lứa tuổi bỡ ngỡ nhất, hầu hết đều chưa thể nói được tiếng Kinh nên nhà trường bố trí giáo viên có kinh nghiệm, năng lực chuyên môn cao phụ trách. Các em nói được và hiểu được thầy cô giáo nói, là cơ sở đầu tiên để học tốt ở các lớp cao hơn.

Cô Lô Thị Tám đang chủ nhiệm lớp 1 với 16 học sinh. Cả lớp mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp với người lạ, dù có một số từ không hiểu nên các em vừa nói bằng tiếng Việt vừa nói bằng tiếng Mông. Cậu bé Lầu Bá Tu biết tự giới thiệu tên, lớp học của mình và khoe “tự cầm đèn pin đi học cùng các bạn”.

“Tiếng trống học bài” nơi bản làng vùng biên xứ Nghệ - Ảnh minh hoạ 9
 Cô giáo hướng dẫn, quản lý học sinh đồng thời tranh thủ soạn giáo án

Ngoài phụ đạo kiến thức, thầy cô còn tổ chức các hoạt động tập thể, vận động thể để thu hút học sinh tham gia. Qua các hoạt động này tăng cường các kỹ năng giao tiếp, sinh hoạt nhóm cho học sinh…

“Cả ngày đã học bài trên lớp, nếu buổi tối cũng tiếp tục học nữa thì các em sẽ nhanh chán. Vì vậy, chúng tôi cho các em đọc sách truyện, tổ chức trò chơi hoặc văn nghệ, thể thao. Đặc điểm học sinh ở đây là rất thích múa hát. Có hôm, mải vui múa hát quên cả buồn ngủ, cô phải tắt loa các em mới chịu về để mai đến lớp”, cô Lô Thị Tám, giáo viên điểm Phà Lõm kể.

Hỗ trợ xóa tái mù cho phụ huynh

Già Xồng Vả Dềnh, trưởng bản Phà Lõm nói: Các thầy cô giáo ở đây rất nhiệt tình, quan tâm đến bọn trẻ. bây giờ, chỉ cần nghe tiếng trống là các cháu đã tự giác đến trường đầy đủ, bố mẹ ở nhà cũng yên tâm.

“Tiếng trống học bài” nơi bản làng vùng biên xứ Nghệ - Ảnh minh hoạ 10
Mục đích của phong trào "tiếng trống học bài" là tăng cường tiếng Việt, phụ đạo kiến thức cho học sinh dân tộc thiểu số

 Bây giờ nhận thức người Mông ta cũng tiến bộ rồi, con trai, con gái cũng phải cho đi học đầy đủ, bố mẹ cũng phải biết quan tâm con học lớp 1, học thầy cô nào và hỏi han tình hình trên lớp của con.

Qua 3 năm thực hiện, không chỉ ở Phà Lõm, phong trào tiếng trống học bài còn duy trì bền vững ở điểm bản Phồng, Huồi Sơn và trường chính ở bản Xốp Nặm.

Thầy Nguyễn Đình Mận – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Ở đây mọi hoạt động dạy thêm, phụ đạo cho học sinh đều là tự nguyện, tâm huyết của thầy cô chứ không có bất cứ chế độ hay khoản thu nào.

“Tiếng trống học bài” nơi bản làng vùng biên xứ Nghệ - Ảnh minh hoạ 11
 Việc hướng dẫn, quản lý học sinh, tổ chức các hoạt động trên lớp vào buổi tối hoàn toàn từ tâm huyết, tự nguyện của giáo viên

Nhiều giáo viên xa nhà, ở lại trong ký túc xá hoặc thuê nhà gần trường ở và kiên trì, nhiệt tình đứng lớp buổi tối thường xuyên để hỗ trợ học sinh.

Cô giáo Kha Thị Hằng khi dạy ở điểm bản Phồng còn nảy ra sáng kiến mời phụ huynh vào học cùng với con. Mục đích để giúp cô quản lý con, nhưng cũng vừa dạy “xóa tái mù” cho nhiều bố mẹ đã lâu ngày quên mất mặt chữ.

Với nhiều nỗ lực, chất lượng học sinh Tam Hợp những năm gần đây tăng lên rõ rệt. Các em mạnh dạn tự tin hơn, nói tiếng Việt tốt hơn bên cạnh tiếng mẹ đẻ. Nhận thức phụ huynh cũng tiến bộ, và đặc biệt là không còn tình trạng học sinh nghỉ học.

Tác giả bài viết: Hồ Lài

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1392 | lượt tải:303

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1124 | lượt tải:288

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2410 | lượt tải:380

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2911 | lượt tải:479

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2231 | lượt tải:324
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập529
  • Hôm nay18,872
  • Tháng hiện tại33,615
  • Tổng lượt truy cập50,581,991
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944