Hình phạt phải mang tính giáo dục

Chủ nhật - 24/11/2019 23:56 799 0

Hình phạt phải mang tính giáo dục

GD&TĐ - Ít lâu dư luận lại xôn xao một vụ việc liên quan đến các hình thức kỷ luật học sinh. Vấn đề đặt ra là tại sao các vụ việc tương tự không dừng lại? Có phải do mức kỷ luật đối với thầy cô chưa đủ răn đe? Hay một số giáo viên vẫn loay hoay phương pháp giáo dục học trò?

Giáo dục có cần hình phạt?

Trao đổi về vấn đề này, TS Vũ Thu Hương – nguyên giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết: “Mỗi lần tiếp xúc với những câu chuyện này, tôi thật sự cảm thấy rất buồn và đây là vấn đề giáo dục đã được mổ xẻ kĩ lưỡng vài năm gần đây. Điều này có thể đã gây ra những làn sóng bức xúc trong dư luận đồng thời làm giảm đi rất nhiều sự hứng khởi, yêu nghề của các thầy cô giáo”.

Theo TS Vũ Thu Hương, trên thế giới, hiện tượng thầy cô sử dụng roi để dạy trẻ không hiếm và không phải toàn bộ đều là bạo hành trẻ. Đã có nhiều giáo viên sử dụng roi để giáo dục nhưng lại được học trò vô cùng yêu quý và trân trọng. Bởi vì họ thực sự là người chịu trách nhiệm rèn luyện trẻ.

GV sử dụng hình phạt với thông điệp giáo dục rõ ràng, giúp cho trò hiểu rõ được vấn đề, phân biệt rõ ranh giới được phép/không được phép, phân biệt được phải trái, biết nhận ra lỗi sai. Rõ ràng người giáo viên sử dụng liệu pháp roi vọt nhưng lại có giá trị giáo dục rất cao.

Thừa nhận, những vụ việc bạo hành học sinh gây xôn xao dư luận là chuyện không vui của ngành Giáo dục, cô Hứa Thu Huyền – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Giang Biên (Long Biên – Hà Nội) nhận định, những vụ việc này khiến cho phụ huynh bức xúc, suy giảm niềm tin đối với ngành Giáo dục.

Hình phạt phải mang tính giáo dục - Ảnh minh hoạ 2
 Trong giáo dục, mọi hình thức trách phạt đều nhất thiết phải mang tính giáo dục.

Cô Huyền cho rằng, đã chọn làm nghề giáo thì dù áp lực thế nào, dù học sinh có hiếu động, lười học như thế nào, giáo viên cũng cần phải xem xét, tìm hiểu lí do và lựa chọn những biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh. Mọi sự nóng nảy hay nóng vội đều rất dễ dẫn đến những hành vi thiếu chuẩn mực của nhà giáo.

“Kỷ luật là cần thiết trong mọi lĩnh vực không chỉ riêng giáo dục. Có điều, với lĩnh vực mà đối tượng là con người, là thế hệ trẻ, hình thức kỷ luật cũng cần mang tính giáo dục mới mang lại hiệu quả như mong muốn. Đó chính là dùng tình thương và trách nhiệm để cảm hóa và hướng trẻ đến những hành vi đúng đắn, thúc đẩy sự tự giác, tự lập, cùng phấn đấu vì mục tiêu chung”, bà Huyền nhấn mạnh.

Nên “phạt” thế nào cho đúng?

Trên thực tế, hầu hết các vụ việc giáo viên có hành vi bạo hành học sinh đã bị xử lý kỷ luật... nhưng nhiều giáo viên khác không rút kinh nghiệm, không lấy đó làm bài học cho mình, mà vẫn vi phạm đạo đức nhà giáo. Có thể những giáo viên này không cập nhật thông tin, coi thường kỷ cương và những vụ bạo hành học sinh vẫn xảy ra.

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Giang Biên cho rằng, giáo viên cũng có thể sử dụng những hình thức trách phạt nhưng không thể chấp nhận việc giáo viên đánh, tát hay vặn tai học sinh... Để đạt mục tiêu giáo dục, giáo viên nhất thiết không được xúc phạm thân thể và tinh thần của học sinh.

Vậy, thầy cô xử phạt học sinh khi nào và bao giờ trở thành bạo hành, khi nào không? Liệu rằng vì bị ràng buộc bởi các quy định, các thầy cô giáo khác có e ngại mà không dám trách phạt hay kỷ luật học sinh nữa không?

Là giáo viên, bất kể ai cũng mong học trò của mình tiến bộ. Chỉ có điều, thầy cô có đủ kĩ năng để xử lý các vấn đề trước khi mất bình tĩnh hay không.

Hình phạt phải mang tính giáo dục - Ảnh minh hoạ 3
 Ảnh minh họa

Theo TS Vũ Thu Hương: Khoan nói đến chuyện đào tạo người thầy, chúng ta chỉ cần quan tâm xem các vụ việc sẽ được giải quyết ra sao khi thầy cô vì trách nhiệm và tình thương mà phạt trò thì lại bị tước quyền dạy trẻ trong khi chúng ta không hề nói đến hành vi của đứa trẻ. Chính thái độ này đã làm mòn dần hành lang bảo vệ nhà giáo, khiến họ bị phơi ra giữa “đấu trường” cho những lời hằn học, phê phán tấn công.

“Nếu chúng ta chỉ ngăn chặn mỗi hành vi cuối cùng và “tấn công” trực diện vào thầy cô thì đâu là điểm tựa bảo vệ các nhà giáo trong công cuộc khó khăn mà họ đang theo đuổi?” - TS Vũ Thu Hương băn khoăn.

 Bản thân tôi phản đối bạo lực dù ở bất kể đâu. Nhưng trước khi luật hóa mọi vấn đề, chúng ta rất cần cân nhắc xem các quyết định, các hành vi của người lớn chúng ta sẽ đem lại thông điệp gì cho trẻ. Liệu rằng điều chúng ta đang làm có phải là hại trẻ?  
TS Vũ Thu Hương

Khi cha mẹ bênh vực con một cách vô lối trước sự nghiêm khắc của người thầy, thì chính họ đã trao cho con mình và những đứa trẻ khác một thông điệp phản giáo dục: Ai động vào con thì cha mẹ sẽ “hỏi tội” người đó không cần biết con đúng sai thế nào.

Với thông điệp này, chắc chắn học sinh chẳng thể nào nhìn ra lỗi sai của mình thậm chí còn chẳng cần quan tâm đến mọi nội quy, luật lệ bởi luôn có cha mẹ “bảo kê” cho mình trong mọi tình huống. Đạo đức trẻ xuống cấp là xu thế có thể thấy rất rõ.

Cha mẹ giáo dục đạo đức và kĩ năng, nhà trường giáo dục kiến thức. Đây là quy định bất thành văn từ lâu nhưng có rất nhiều phụ huynh quên mất nhiệm vụ của mình. Họ phó mặc cho nhà trường rồi lại lên án thầy cô giáo.

Bà Nguyễn Thị Thúy Minh – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đông Thái (Tây Hồ - Hà Nội) cho rằng, để giáo dục học sinh luôn cần sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình với nhà trường. Nhiều học sinh chưa ngoan cũng một phần bố mẹ nuông chiều. Bày tỏ quan điểm không ủng hộ chuyện bạo hành học sinh, bà Thúy Minh cũng mong phụ huynh chia sẻ với giáo viên, có cái nhìn đúng về nhà giáo.

“Không đánh mắng nhưng không có nghĩa là giáo dục không hình phạt. Phụ huynh nên cùng giáo viên có sự thống nhất trong việc trách phạt con em mình. Và bản thân các bậc cha mẹ hãy tôn trọng giáo viên để làm gương tốt cho con. Phụ huynh cũng nên giúp con hiểu vì sao cần tuân thủ các nội quy trường lớp và những chỉ dẫn của thầy cô khi ở trường”, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đông Thái nhấn mạnh.

Tác giả bài viết: Bảo Minh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập139
  • Hôm nay15,886
  • Tháng hiện tại294,016
  • Tổng lượt truy cập51,649,975
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944