Giải tỏa nỗi lo

Thứ sáu - 28/06/2019 01:08 347 0

Giải tỏa nỗi lo

GD&TĐ - Kỳ thi THPT quốc gia 2019 để lại nhiều ấn tượng với phụ huynh và thí sinh. Sau giây phút hồi hộp, lo lắng ban đầu, các thí sinh nhanh chóng nhập cuộc bởi sự hậu thuẫn của gia đình, cán bộ coi thi và tình nguyện viên. Khởi đầu suôn sẻ giúp thí sinh tự tin, thoải mái, tập trung làm bài thi trong suốt kỳ thi.

Khởi đầu suôn sẻ

Thi cử chưa bao giờ dễ dàng với học sinh nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Do vậy, việc giúp thí sinh tự tin, thoải mái trước - trong kỳ thi là điều cần thiết để các em hoàn thành mục tiêu của mình và cũng là để kỳ thi cập bến an toàn.

Đồng hành với các thí sinh năm nay, ngoài việc chuẩn bị chu đáo cơ sở vật chất, các điểm thi, ban, ngành cũng dành nhiều tình cảm, sự quan tâm cho sĩ tử. Phó Bí thư Tỉnh đoàn Sóc Trăng Triệu Thị Ngọc Diễm cho biết: Nhằm hỗ trợ các thí sinh tham gia Kỳ thi THPT quốc gia, Tỉnh đoàn tổ chức chương trình “Tiếp sức mùa thi” và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị để chương trình tiếp sức diễn ra nghiêm túc, chất lượng, hiệu quả. Cụ thể, tại điểm thi Trường THPT Mỹ Xuyên, để tạo điều kiện cho các thí sinh yên tâm dự thi, nhà trường và Ban chấp hành Huyện đoàn bố trí đội ngũ tình nguyện viên tiếp sức mùa thi để hướng dẫn, đưa đón các thí sinh khi có sự cố xảy ra, đảm bảo không để một thí sinh nào lỡ mùa thi.

Tại Quảng Trị, công tác hỗ trợ thí sinh cũng được chú ý nhằm tạo cho các em tâm thế thoải mái nhất. Trưởng điểm thi số 3 Đông Hà tại Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Nguyễn Đình Thứ chia sẻ: Ngoài việc việc bảo đảm các điều kiện để kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, nhà trường, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đồng hành cùng thí sinh ngay từ buổi đầu tiên. Những bỡ ngỡ trong quá trình tìm điểm thi, tìm chỗ ăn, ở được tình nguyện viên giúp đỡ. Cán bộ coi thi ngoài nhiệm vụ của mình còn hỗ trợ, hướng dẫn thí sinh hoàn thiện thẻ dự thi, chỉnh sửa thông tin chưa chính xác. Công việc có thể khiến thầy cô mất nhiều thời gian nhưng giảm bớt lo lắng không cần thiết cho thí sinh đều đáng làm.

Đáp lại ân tình, sự chăm lo ấy, phần lớn thí sinh dự thi có tâm trạng vui vẻ. Hà Thu Giang, học sinh Trường THPT Trương Định (Hà Nội) cho biết: Những lo lắng về kỳ thi được giải quyết ngay trong ngày làm thủ tục. Cán bộ coi thi nghiêm túc nhưng vô cùng thân thiện, các anh chị tình nguyện viên nhiệt tình giải tỏa áp lực trong em. “Em tự tin vào kiến thức của mình. Chỉ mong việc chấm thi thật nghiêm túc để những thí sinh học thực, thi thực như tụi em không bị thiệt thòi”, Giang chia sẻ.

Với Trịnh Phan Ngọc Mai (lớp 12 Trường THPT Mỹ Xuyên, Sóc Trăng), cảm giác nôn nao là điều khó tránh nhưng bước vào phòng thi, được giám thị hướng dẫn ân cần, dặn dò kỹ lưỡng giúp chúng em yên tâm, dồn sức cho kỳ thi để đạt mong ước của mình.

Giải tỏa nỗi lo - Ảnh minh hoạ 2
  • Đề thi mang lại nhiều cảm xúc cho thí sinh. Ảnh: Phú Đại

Đề thi trong tầm ngắm

Theo đánh giá ban đầu của các chuyên gia, dư luận trong và ngoài ngành Giáo dục, đề thi năm nay bám sát chương trình, phát huy năng lực sáng tạo của thí sinh khi làm bài thi, đồng thời có độ phân hóa hợp lý, đáp ứng được hai mục đích chính của kỳ thi là xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH, CĐ.

Đề thi chạm tới cảm xúc nhiều người nhất phải kể đến môn Ngữ văn. Theo cô Nguyễn Kim Anh - GV Ngữ văn Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội) chia sẻ: Đề thi năm nay chuẩn về cấu trúc, hay về nội dung. “Lướt qua thấy các câu hỏi nhẹ nhàng, tưởng đơn giản nhưng đọc kỹ mới thấy dề đặt ra nhiều thang bậc thí sinh thể hiện quan điểm các nhân, khả năng vận dụng kiến thức, sử dụng trí tưởng tượng. Từ đó đánh giá, phân hóa trình độ học sinh”, cô Kim Anh nhận định.

Thú vị là nhận xét của thầy Lê Hồng Phong - Tổ trưởng tổ Văn của Trường THPT Hàm Rồng (TP Thanh Hóa). Theo thầy Phòng, phần đọc hiểu, trích trong bài thơ của nhà thơ Vũ Quần Phương khá hay, nó kêu gọi khích lệ con người ta có chí tiến thủ, hướng đi lên.

Phần hay nhất của đề văn theo thầy Phong nằm ở phần yêu cầu học sinh nhận xét cách nhìn về dòng sông Hương của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. “Đây là câu phân loại cao nhất. Học sinh sẽ phải chỉ ra được vẻ đẹp của dòng sông Hương, bí ẩn, hoang dã, man dại của nó. Chỉ học sinh giỏi mới có thể nhận ra được đặc điểm tài hoa, tinh thần yêu quê hương, yêu xứ Huế, yêu tổ quốc trong chất ký của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Dòng sông này không chỉ hiền hòa mà cũng bí ẩn, hoang dại… như vốn có của nó”, thầy Phong nhận định.

Với đề thi Toán, hầu hết thí sinh tự tin với bài làm của mình. Các sĩ tử cho rằng đề vừa sức, nằm trong chương trình học. Nhưng cũng có những câu hỏi thực sự khó, dành cho những ai chinh phục muốn điểm 9, điểm 10.

Nhận xét về đề thi Toán, thầy Đoàn Nhật Lâm, giáo viên Toán, Trường THCS - THPT Đào Duy Anh (quận 6, TPHCM) trao đổi: Sau khi xem một số mã đề, bản thân tôi đánh giá đề năm nay so với năm ngoái “dễ thở” hơn. Các dạng toán, các câu hỏi với dữ liệu đều quen thuộc với học sinh, không đánh đố các em mà khi đọc đề các em sẽ tự tin làm bài vì các dạng đề này được thầy cô ôn tập kĩ. Đề cũng có tính phân loại thí sinh ở các câu cuối. Với đề này, thí sinh sẽ không khó để đạt điểm 5 - 6 nếu ôn tập căn bản. Đề này phù hợp với mục đích của kỳ thi. Dĩ nhiên đạt điểm cao đòi hỏi các em phải là những học sinh giỏi.

Còn thầy Lê Minh Ngoan - Trường THPT Phú Điền (Đồng Tháp) cho rằng: Đề thi bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình THPT và chủ yếu thuộc chương trình lớp 12. Số câu hỏi lớp 12 tăng lên so với đề thi các năm trước (khoảng 85% - 90%) như văn bản và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Phần kiến thức lớp dưới chiếm tỉ lệ rất nhỏ (không quá 10%).

Cũng theo thầy Ngoan, so với đề thi Toán chính thức Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, độ khó của đề thi Toán năm nay giảm đi tương đối rõ rệt. Số câu hỏi dễ và câu hỏi lí thuyết (nhận biết và thông hiểu) tăng lên; số câu vận dụng cao giảm đi chỉ còn chiếm khoảng 10% (khoảng 5 câu) và đồng thời có sự giảm về độ khó của các câu hỏi này so với đề thi 2018. “Sự điều chỉnh này tương đối hợp lí nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu của kỳ thi”, thầy Ngoan chia sẻ.

Ngoại ngữ và bài thi tổ hợp không còn là nỗi sợ của học sinh vùng khó

Lý giải tâm lý thoải mái của thí sinh sau môn thi Ngoại ngữ, cô Nguyễn Thùy Dương – GV Trường THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) nói: Đề Tiếng Anh hợp lý, phân loại được đối tượng; Dễ kiếm điểm 6 - 7 cho các HS trung bình khá, nhưng để đỗ đại học vào top đầu phải đạt điểm 9 trở lên và vượt qua được các câu phân loại đòi hỏi mức độ tư duy cao ở phần đọc hiểu và nắm chắc từ vựng, đòi hỏi các em phải ôn luyện kĩ ví dụ như câu 5 mã đề 416.

Tác giả bài viết: Nhóm PV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1350 | lượt tải:293

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1046 | lượt tải:272

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2347 | lượt tải:370

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2889 | lượt tải:471

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2212 | lượt tải:317
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập188
  • Hôm nay4,380
  • Tháng hiện tại27,996
  • Tổng lượt truy cập49,733,761
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944