Tự chủ đại học: Trông chờ ở nội lực!

Thứ sáu - 28/06/2019 09:39 364 0

Tự chủ đại học: Trông chờ ở nội lực!

GD&TĐ - Ngày 1/7/2019 Luật Giáo dục Đại học (LGDĐH) sửa đổi chính thức có hiệu lực. Theo tinh thần mới của Luật định: Mọi việc đều sẽ do Hội đồng trường (HĐT) quyết định.

Các trường sẽ có điều kiện phát huy sự năng động, sáng tạo của mình trong tất cả các phương diện hoạt động: Học thuật, tài chính, nhân sự để phục vụ cho chính sách phát triển của nhà trường, đủ sức cạnh tranh trong toàn hệ thống và với quốc tế.

Nội lực thúc đẩy phát triển

Giáo dục đại học đang khẳng định sự phát triển mạnh mẽ, bắt nhịp với khu vực và thế giới. Quyền tự chủ cho các trường đại học đang được đề cao hơn bao giờ hết. Việc tự chủ sẽ giúp các trường đại học sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực của mình, thích ứng nhanh và kịp thời với những yêu cầu mới của xã hội, từ vấn đề xây dựng nội dung chương trình, trang thiết bị phục vụ đào tạo cho đến việc quy hoạch, tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực và huy động chất xám sao cho hiệu quả.

Ngày 1/7, Luật GDĐH có hiệu lực pháp lý sẽ là bước ngoặt để các hoạt động học thuật, đào tạo, nghiên cứu khoa học hướng đến phát triển toàn diện và hiệu quả hơn. Đặc biệt trong đó, theo tinh thần Luật định thì tính ràng buộc giữa cơ quan chủ quản và các trường sẽ bớt đi nhiều. Hoạt động của trường sẽ hoàn toàn do HĐT nắm giữ và chịu trách nhiệm.

Luật GDĐH có hiệu lực thi hành với 4 nhóm chính sách mới. Đặc biệt trong đó là việc mở rộng tự chủ và nâng cao tự chủ của toàn hệ thống. Trong đó, HĐT được đề cao, phải là cơ quan quyền lực cao nhất của trường đại học, có toàn quyền quyết định về nhân sự chủ chốt (hiệu trưởng), xây dựng chiến lược phát triển của nhà trường cũng như các chủ trương đầu tư lớn.

Tự chủ đại học: Trông chờ ở nội lực! - Ảnh minh hoạ 2
 Ảnh minh họa

HĐT là cơ quan đại diện cho chủ sở hữu (các đại học công lập), tiếp nhận quyền tự chủ từ Nhà nước để triển khai tự chủ ở các cơ sở GDĐH. Các trường sẽ có điều kiện phát huy sự năng động, sáng tạo của mình trong tất cả các phương diện hoạt động: Học thuật, tài chính, nhân sự để phục vụ cho chính sách phát triển của nhà trường, đủ sức cạnh tranh trong toàn hệ thống và với quốc tế. Các điều khoản cũng giúp các trường tiết kiệm thời gian và giảm bớt những thủ tục hành chính khi triển khai hoạt động.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia GD, Luật GDĐH sửa đổi có hiệu lực thi hành sẽ là bước tạo đà cho GDĐH, là nội lực để thúc đẩy sự bứt phá và phát triển của các nhà trường. Đặc biệt, khi vai trò HĐT theo quy định mới với đầy đủ các thành phần, bộ máy này sẽ có tác động đến sự phát triển chung, không chỉ những người trong trường mà còn cả những người ngoài trường với tỷ tệ tối thiểu 30% là các nhà quản lý, nhà hoạt động xã hội, nhà khoa học, các cơ quan của tổ chức khác.

Những người này sẽ xem xét và đưa ra chiến lược hoạt động của trường sát với nhu cầu của xã hội với những điều kiện bảo đảm chất lượng của trường. HĐT sẽ là cơ quan tư vấn, giám sát hoạt động tổng thể của nhà trường đáp ứng yêu cầu đào tạo, nghiên cứu, cũng như chịu trách nhiệm trước xã hội về những quyết định của mình.

Tự chủ đại học: Trông chờ ở nội lực! - Ảnh minh hoạ 3
 Ảnh minh họa

Xóa rào cản tâm lý

Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, để quản trị hiệu quả và nâng cao tính tự chủ thì trường đại học cần phải được tách ra khỏi cách hoạt động như một tổ chức Nhà nước mà nên được quản lý như mô hình doanh nghiệp. Nói cách khác, đó là việc tách khỏi cơ quan chủ quản và tự lực trong các hoạt động của trường với sự điều hành của HĐT.

Khi đó, vai trò của HĐT sẽ như Hội đồng quản trị; HĐT được giao mọi quyền hạn về tuyển dụng bổ nhiệm hiệu trưởng, quản trị nguồn nhân lực (tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ, sa thải nhân viên), chất lượng đào tạo (tuyển sinh, học phí, chất lượng giảng dạy…). HĐT với sự góp mặt của đại diện các thành phần như quy định sẽ tập trung trí lực để các trường phát triển. Được thực hiện đầy đủ cơ chế tự chủ, không còn ràng buộc nặng nề bởi cơ chế chủ quản, một hội đồng trường tốt, cùng đội ngũ cán bộ giảng viên năng động, giỏi giang sẽ là nội lực thúc đẩy phát triển. 

Tại Hội thảo “Tự chủ đại học: Cơ hội và thách thức” trước những băn khoăn sợ tự chủ của nhiều trường, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam từng kêu gọi: Các trường hãy bỏ nỗi sợ là nếu tự chủ thì không được Nhà nước đầu tư nữa. Tôi khẳng định tự chủ không phải là Nhà nước không đầu tư mà chỉ thay đổi cách đầu tư. Phó Thủ tướng đã đưa dẫn chứng 14 trường ĐH trong nước được trao quyền tự chủ hiện nay đều vẫn đang được hưởng các khoản đầu tư lớn của Nhà nước. “Những “rào cản” trong vấn đề giao quyền tự chủ cho các trường ĐH từ chính sách hiện đã được tháo gỡ. Cụ thể là về tự chủ bộ máy tổ chức, nhân sự, Bộ Nội vụ có quyết định tháo gỡ căn bản liên quan đổi mới về sự nghiệp công”. 

Tác giả bài viết: Ngọc Dư

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1429 | lượt tải:312

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1148 | lượt tải:302

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2459 | lượt tải:391

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2938 | lượt tải:490

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2253 | lượt tải:339
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập118
  • Hôm nay10,188
  • Tháng hiện tại476,943
  • Tổng lượt truy cập51,832,902
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944