Giảm tải tối đa cho người dạy, người học

Thứ tư - 15/08/2018 03:51 419 0
GD&TĐ - Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT đã được ngành GD-ĐT ở các địa phương chủ động lựa chọn những nội dung, những vấn đề cụ thể, phù hợp với thực tiễn ở địa phương để nâng cao chất lượng dạy học.
Giảm tải tối đa cho người dạy, người học

Rà soát, đánh giá lại hiệu quả những việc quản lý của ngành và mạnh dạn thay đổi, ngành GD-ĐT Đà Nẵng đang nỗ lực giảm tải tối đa cho HS, GV để nâng cao chất lượng GD.

Giảm bớt sổ sách, hội họp

Hầu hết các trường học ở Đà Nẵng đã áp dụng hình thức sổ liên lạc điện tử. Mỗi phụ huynh có một mã số để theo dõi tình hình học tập của con ở trường. GV bộ môn không còn phải ghi chép và “ôm” nhiều sổ sách, hồ sơ. Riêng GV chủ nhiệm có thể theo dõi sự đánh giá, nhận xét của GV bộ môn qua sổ liên lạc điện tử chứ không nhất thiết phải trao đổi qua sổ điểm cá nhân như trước.

Từ năm học 2016 - 2017, Sở GD&ĐT Đà Nẵng đã chỉ đạo trong toàn ngành, “đối với những cuộc họp không cần thiết được trao đổi qua Internet, tin nhắn; tích hợp, lồng ghép một số cuộc họp với nhau để đỡ tốn thời gian, công sức đi lại của GV. Người chủ trì phải có sự chuẩn bị chu đáo để cuộc họp diễn ra hiệu quả nhất. Sở cũng đã xem xét loại bỏ các loại hồ sơ không cần thiết, gây phiền hà cho GV đồng thời đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy - học, quản lý GD để GV tập trung vào công tác chuyên môn” - ông Nguyễn Đình Vĩnh, Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng cho biết.

Hai năm gần đây, các giáo viên được tuyển dụng mới ở Đà Nẵng đều được bố trí nhiệm sở trước ngày tựu trường thay vì qua tháng 10 các trường mới được bổ sung giáo viên như trước đây. Sở GD&ĐT đã tham mưu nên đẩy sớm thời gian tổ chức thi tuyển viên chức, GV mới tiếp nhận nhiệm sở trước khai giảng để có một tâm thế chủ động trong công việc ngay khi năm học bắt đầu.

Trong kỳ thi tuyển viên chức năm 2018 này, Đà Nẵng lần đầu tiên tổ chức cho GV trúng tuyển được tự chọn nhiệm sở dựa trên kết quả của kỳ thi. GV trúng tuyển có điểm cao nhất sẽ được chọn trước cho đến người cuối cùng theo nhu cầu GV từng môn, từng trường. Việc GV được chọn nhiệm sở sẽ đảm bảo yêu cầu khách quan, công khai, tạo thêm động lực cho người dự tuyển, xóa đi suy nghĩ tiêu cực trong công tác bố trí nhiệm sở.

Những đổi mới sáng tạo vì người học

Ngành GD-ĐT thành phố đã thực hiện chủ trương mở cổng trường học, trường học sáng ánh đèn, xây dựng tủ sách mở… ở tất cả các cơ sở GD để HS, nhân dân được sinh hoạt, vui chơi, đọc sách, tập luyện thể thao, nhà trường thực hiện trách nhiệm phụng sự xã hội của mình.

Ba năm trở lại đây, Sở GD&ĐT Đà Nẵng chủ trương giao quyền tự chủ cho các trường ngoài công lập trên địa bàn từ tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh, hình thức tuyển sinh cũng như chủ động thời gian tuyển sinh vừa tạo được sự bình đẳng trong tuyển sinh giữa hệ thống trường công và trường tư vừa tạo điều kiện cho phụ huynh, HS có thêm nhiều lựa chọn.

Qua rà soát, năm học 2017 - 2018, ngành GD-ĐT Đà Nẵng đã giảm khoảng 50% các cuộc thi mang tính chất phong trào đối với GV và HS; các cuộc thi còn lại như Hội khỏe Phù Đổng, An toàn giao thông được nghiên cứu để tổ chức khoa học, phân vùng phù hợp để các quận, huyện trên địa bàn tổ chức luân phiên tùy theo tính chất từng vùng hoặc theo thế mạnh của từng trường, cấp học chứ không như trước đây, tất cả các trường, các cấp học đều tham gia tất cả các cuộc thi. Kết quả các cuộc thi không được sử dụng để cộng điểm các kỳ thi tuyển sinh nhằm giảm áp lực cho nhà trường, GV, phụ huynh và HS. Đội ngũ GV và HS được khuyến khích tham gia các cuộc thi do các cấp, các ngành tổ chức trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện nhằm phát huy năng khiếu, hình thành giá trị sống, kĩ năng sống cho HS.

Những hoạt động thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ của các bậc học, ngành học cũng được bố trí thời gian hợp lý, để những hoạt động cùng đồng thời diễn ra, không để trường hợp các hoạt động diễn ra trong suốt năm học, ảnh hưởng tâm lý học tập của HS.

Ông Nguyễn Đình Vĩnh thẳng thắn: “Ngành GD-ĐT cũng không nên chỉ nói về những gì thuận lợi của mình và chúng tôi cũng không đặt ra mục tiêu phải đạt 100% trong các đề án, đó chỉ là ngưỡng để phấn đấu”.

Khó khăn nhất trong việc triển khai thực hiện đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT theo tinh thần Nghị quyết 29/TW, theo như chia sẻ của ông Nguyễn Đình Vĩnh, chính là thay đổi nhận thức. “Trước một thay đổi bao giờ cùng gặp phải nhiều khó khăn, ngoài sức ỳ thì còn là lực cản từ những thói quen cũ, kinh nghiệm cũ để phán xét và nhìn nhận những vấn đề mới. Do vậy, thay đổi nhận thức cần phải thực hiện một cách kiên trì thì hiệu quả mới đạt được như mong muốn. Trong tất cả những chương trình, đề án, kế hoạch của ngành, mục tiêu Vì người học được quán xuyến với những giải pháp đột phá, sáng tạo”.

Tác giả bài viết: Hà Nguyên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập570
  • Hôm nay18,759
  • Tháng hiện tại296,889
  • Tổng lượt truy cập51,652,848
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944