Giáo dục Ninh Bình cần sự bứt phá

Thứ sáu - 16/08/2019 07:37 461 0

Giáo dục Ninh Bình cần sự bứt phá

GD&TĐ - Đó là mong muốn và kỳ vọng của bà Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư tỉnh ủy Ninh Bình tại Hội nghị tổng kết năm học 2018-2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019 -2020 của ngành Giáo dục Ninh Bình sáng ngày 16/8.

Tỷ lệ giáo viên trên chuẩn đạt trên 80%

Phát biểu tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Thanh cho biết: Năm học 2018-2019 có ý nghĩa quan trọng: tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 11; phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu về giáo dục đào tạo theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 21, nhiệm kì 2015-2020; đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Giáo dục Ninh Bình cần sự bứt phá - Ảnh minh hoạ 2
Các đại biểu tham dự hội nghị 

Quy mô trường, lớp ở các cấp học ổn định, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân trong tỉnh. Chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được củng cố vững chắc và nâng cao; được GD&ĐT ghi nhận kết quả thực hiện chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3 và chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.

Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các nhà trường; tỷ lệ phòng học kiên cố, phòng bộ môn, thư viện đạt chuẩn tăng; trang thiết bị giáo dục ngày càng đáp ứng tốt hơn hoạt động dạy học, giáo dục. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên tiếp tục được đẩy mạnh, cơ bản đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa cán bộ quản lý và giáo viên ở từng cấp học. Tỷ lệ giáo viên trên chuẩn đạt trên 80%.

Nhiều năm liền, kết quả thi THPT quốc gia của Ninh Bình đứng ở thứ hạng cao so với toàn quốc; năm 2019, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT toàn tỉnh đạt 97,87%; điểm trung bình bài thi của thí sinh tỉnh Ninh Bình xếp thứ 3 toàn quốc; có 40 bài thi các môn đạt điểm 10 (mười), 117 thí sinh có tổng điểm 3 môn xét tuyển vào đại học đạt từ 26 điểm trở lên. Những kết quả trên tiếp tục khẳng định vị thế của giáo dục Ninh Bình trong tốp các tỉnh, thành phố có chất lượng giáo dục cao của cả nước.

Giáo dục đào tạo là một khâu đột phá để phát triển

Bên cạnh kết quả đã đạt được, công tác giáo dục – đào tạo của tỉnh vẫn còn những hạn chế, tồn tại và những bất cập cần được khắc phục như chưa chủ động tìm ra các giải pháp tạo bước đột phá cho sự phát triển giáo dục - đào tạo của tỉnh.

Giáo dục Ninh Bình cần sự bứt phá - Ảnh minh hoạ 3
Bà Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Hội nghị 

Chất lượng giáo dục toàn diện tuy được nâng lên nhưng vẫn còn chậm và không đồng đều ở các khối lớp, các địa phương; Chất lượng giáo dục mũi nhọn chưa cao: Số học sinh đạt giải cấp quốc gia, quốc tế còn ít, không có giải cao, đã lâu không có học sinh tham gia giải quốc tế, ít có học sinh đỗ thủ khoa các trường đại học.

Công tác phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi còn nhiều hạn chế chưa được khắc phục, kết quả thi học sinh giỏi Quốc gia có biểu hiện giảm sút.

Theo bà Nguyễn Thị Thanh, chấn hưng giáo dục là một trong những nội dung quan trọng trong phát triển của Ninh Bình. Động lực cho Ninh Bình là phát triển con người. Vì vậy, cần tiếp tục phát huy thế mạnh, phát huy thành tích, để đạt được kết quả cao hơn, hoàn thiện hơn.

Giáo dục Ninh Bình cần sự bứt phá - Ảnh minh hoạ 4
Toàn cảnh hội nghị 

Bà Thanh cho rằng, chất lượng đại trà của GD Ninh Bình bao năm nay đều đạt từ thứ 4 đến thứ 5 cả nước. Điều đó chứng tỏ chúng ta đã khẳng định được chất lượng ổn định.

Tuy nhiên, chúng tôi mong muốn trong thời gian tới GD Ninh Bình cần chuyển từ chất lượng đại trà đến sự bứt phá. Phấn đấu trong những năm học tiếp theo, Ninh Bình phải đạt thứ nhất, thứ nhì về điểm bình quân thi tốt nghiệp THPTQG, tăng cường thi học sinh giỏi, các đội tuyển quốc gia và quốc tế.

Cả tỉnh cần chung tay với ngành GD để tạo nên sự bứt phá

Nhất trí với các nhiệm vụ và giải pháp mà báo cáo đã nêu trong hội nghị, bà Thanh đề nghị toàn ngành Giáo dục trước hết, cần tiếp tục triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW; Thực hiện rà soát quy hoạch lại mạng lưới trường, lớp học; khắc phục tình trạng quá tải học sinh/lớp; đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy, học.

Hai là, Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, có kế hoạch linh hoạt về đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại và có chính sách tuyển dụng giáo viên các cấp, tránh thừa thiếu cục bộ, bảo đảm đủ số lượng giáo viên mầm non, phổ thông, giáo dục hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục mầm non, phổ thông.

Giáo dục Ninh Bình cần sự bứt phá - Ảnh minh hoạ 5
Bí thư tỉnh ủy Ninh Bình  trao Huân chương Lao động hạng 3 cho ông Trần Quang Vinh 

Ba là, Đảm bảo việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm, học lực học sinh trong các nhà trường được thực hiện công bằng, khách quan, phản ánh thực chất, chính xác kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.

Bốn là, Nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh ở các cấp học, trong đó tập trung làm tốt các nội dung. Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại...

Năm là, Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục.

Sáu là, Tập trung đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo mũi nhọn, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Giáo dục Ninh Bình cần sự bứt phá - Ảnh minh hoạ 6
Giám đốc Sở GD&ĐT tặng cờ thi đua của UBND tỉnh cho các tập thể xuất sắc 

Bà Thanh đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền, các Sở, ban, ngành của tỉnh; các đoàn thể, các tổ chức xã hội cùng chung tay với ngành Giáo dục đào tạo tỉnh nhà tạo dựng môi trường giáo dục trong sạch, lành mạnh trong nhà trường, trong mỗi gia đình và ở ngoài xã hội; tập trung mọi nguồn lực để xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ cho dạy và học, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện, phát triển bền vững của ngành giáo dục tỉnh nhà.

Giáo dục Ninh Bình cần sự bứt phá - Ảnh minh hoạ 7
Giám đốc Sở GD&ĐT tặng cờ thi đua của Bộ GD&ĐT cho các tập thể xuất sắc  
Giáo dục Ninh Bình cần sự bứt phá - Ảnh minh hoạ 8
Giám đốc Sở GD&ĐT tặng Bằng khen của Bộ GD&ĐT cho các cá nhân xuất sắc  

Tại Hội nghị, Bí thư tỉnh ủy Ninh Bình đã trao Huân chương lao động hạng 3 cho ông Trần Quang Vinh, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng; Cờ thi đua của Chính phủ cho 3 tập thể xuất sắc: Sở GD&ĐT Ninh Bình, Trường THPT Kim Sơn A; Phòng GD&ĐT huyện Yên Khánh. Hội nghị cũng tặng Cờ thi đua và Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho các tập thể và cá nhân xuất sắc.

Tác giả bài viết: Trịnh Huyền - Bá Hải

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập575
  • Hôm nay42,312
  • Tháng hiện tại320,442
  • Tổng lượt truy cập51,676,401
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944