Giáo dục STEM tại Hải Phòng: Thắp lửa tình yêu khoa học

Thứ hai - 31/08/2020 05:08 467 0
GD&TĐ - Dưới định hướng của thầy cô, học sinh Trường THCS An Đồng (huyện An Dương, TP Hải Phòng) cùng nhau sáng tạo ra chiếc máy khử khuẩn tay phòng chống dịch Covid-19, trồng rau thủy canh, làm trà thảo dược... Sự hứng khởi của học trò từ thành quả đầu đời góp phần nhen nhóm tình yêu khoa học, giúp các em gắn kết lý thuyết với thực tiễn trong quá trình dạy học STEM.
Giáo dục STEM tại Hải Phòng: Thắp lửa tình yêu khoa học

Chế biến trà thảo mộc từ lá sen 

Trong Ngày hội STEM lần 2 của Trường THCS An Đồng, cô Hiệu trưởng Hà Thị Thư tự hào giới thiệu với đại biểu sản phẩm trà thảo mộc Hà Diệp. Đây là đề án đoạt giải 3 trong cuộc thi KHKT cấp thành phố Hải Phòng vừa qua. Với ý tưởng chiết xuất thức uống an thần, bảo vệ sức khỏe từ lá sen ở ao làng, 2 học sinh lớp 8A của trường là Nguyễn Quốc Hùng và Hoàng Nguyễn Nguyệt Minh dưới sự hướng dẫn của cô Đặng Thị Anh - GV môn Ngữ văn đã nghiên cứu, thực hiện thành công đề án Mộc trà Hà Diệp An Đồng.

Cô Đặng Thị Anh chia sẻ: An Đồng có nhiều ao sen. Mùa hè, người dân cắt hoa, thu hoạch đài sen, củ sen, ngó sen và để lại lá sen tươi rất lãng phí. Vốn có bằng y sĩ y học cổ truyền, cô Anh cho rằng, lá sen sống ở môi trường bùn lầy, có đặc tinh thanh lọc, cải thiện môi trường. Qua nghiên cứu và xin ý kiến các bác sĩ chuyên ngành y học cổ truyền, cô Anh thấy lá sen có 2 hoạt chất có tác dụng tốt cho lipit máu là làm sạch đường huyết, hạ huyết áp. 

Nhận thấy 2 học sinh lớp 8A chăm chỉ, chịu khó và mong muốn được nghiên cứu sản phẩm bảo vệ sức khỏe con người, cô Anh đã hướng dẫn 2 học trò thực hiện ý tưởng. Dọc đường đi học về, qua các ao sen, học sinh thu gom lá sen mang về phơi héo. Sau đó, nhờ công nghệ sấy của cơ sở sản xuất Tuyết Dương Trà để sấy và nghiền. Với kinh nghiệm về Đông y, cô hướng dẫn học sinh pha chế thêm một số thảo mộc để cho ra sản phẩm trà vị man mát, dễ uống mà thành phần chính từ lá sen.

Cô Anh cho hay: Gia đình có người cao huyết áp, tôi thường hái lá sen về phơi, sơ chế để uống. Nhưng làm thủ công, lá sen còn vị chát và khó uống. Khi chiết xuất thành trà, vị sẽ thanh mát dễ sử dụng hơn.

Em Nguyễn Quốc Hùng chia sẻ: Được sự gợi ý, hướng dẫn của cô giáo chủ nhiệm, chúng em cùng nghiên cứu và trực tiếp đi hái lá sen để sơ chế, tạo ra sản phẩm mang lại lợi ích cho sức khỏe mọi người. Hy vọng, quá trình học, em sẽ được tham gia vào nhiều hoạt động nghiên cứu, công việc thực tế để có thể có những sản phẩm hữu ích cho cuộc sống.

Giáo dục STEM tại Hải Phòng: Thắp lửa tình yêu khoa học - Ảnh minh hoạ 2
Gian hàng thực phẩm thu hút sự quan tâm của các em học sinh. 

Máy khử khuẩn từ vật liệu tái chế

Do ảnh hưởng của dịch bệnh, hoạt động dạy học của cô trò Trường THCS An Đồng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, ham mê hoạt động, đổi mới giáo dục gắn với thực tiễn, cô trò nhà trường xây dựng được 54 chủ đề dạy học STEM ở khối lớp 6, 7, 8, 9.

Các chủ đề như Công nghệ sạch trong nông nghiệp; HS Trường THCS An Đồng chung tay phòng dịch Covid-19; Chúng em là nhà thiết kế; An toàn thực phẩm, vì chất lượng cuộc sống; Ứng dụng khoa học công nghệ 4.0; Câu lạc bộ phát minh sáng tạo… đã làm nên Ngày hội STEM đa sắc màu. 

Cô  Nguyễn Thị Ngân - giáo viên Công nghệ, Trường THCS An Đồng trao đổi: Những ngày đầu đi học trở lại sau dịch, dưới sự hướng dẫn của thầy cô, cộng với tinh thần ham học hỏi, học sinh nhà trường sáng chế ra các loại máy rửa tay phòng dịch Covid-19 với phiên bản từ đơn giản đến cao cấp.

Với học sinh lớp 6, các em chế tạo ra máy rửa tay đơn giản chỉ bằng vỏ lọ nước gội đầu có gắn một vài thiết bị thô sơ. Học sinh lớp 8 chế máy rửa tay với thiết bị hiện đại, nhìn đẹp mắt hơn. Mỗi trò một ý tưởng, cách làm nhưng phần lớn tận dụng nguyên liệu tái chế từ đồ dùng sinh hoạt hàng ngày. Ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn và có hiệu quả nên cô trò đều say mê. 

Em Nguyễn Thị Vân Khánh, HS lớp 7B, Trường THCS An Đồng tâm sự: Nhờ hướng dẫn của cô giáo, đội chúng em gồm 10 bạn đã sáng tạo ra chiếc máy bơm dung dịch khử khuẩn tay nhanh phiên bản 1 (phiên bản đơn giản). Ban đầu, chúng em nghiên cứu về cấu tạo máy, vẽ thiết kế, tìm nguyên liệu và mang ra nhờ thợ cắt CNC (cắt laser kim loại), sau đó lắp ráp. Được học lý thuyết, thực hành và cùng các bạn chế tạo ra sản phẩm hữu ích chúng em rất vui.

Với giáo viên và học sinh Trường THCS An Đồng, dạy học STEM không còn xa lạ. Vườn cây thuốc nam quanh trường, phòng Lab chật cứng sản phẩm sáng tạo từ chính bàn tay học trò cho thấy hiệu quả trong quá trình dạy học. Những sản phẩm gắn liền với thực tiễn và có tính ứng dụng cao đã nhen nhóm tình yêu khoa học cho các em. - Cô Hà Thị Thư

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập958
  • Hôm nay27,606
  • Tháng hiện tại305,736
  • Tổng lượt truy cập51,661,695
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944