Giáo dục truyền thống: Không còn giờ học khó nhớ, nhanh quên

Chủ nhật - 07/03/2021 18:50 456 0
GD&TĐ - Giáo dục truyền thống cho HS là vấn đề bức thiết để thế hệ trẻ không lãng quên những giá trị và chuẩn mực.
Giáo dục truyền thống: Không còn giờ học khó nhớ, nhanh quên

Mặt khác, khi hiểu và thấm giá trị truyền thống, HS sẽ phát triển toàn diện, tạo nền tảng vững chắc bước vào cuộc sống.

Đưa ra thực tế

Trong xã hội phát triển, HS được tiếp cận với nhiều thời cơ, vận hội lớn. Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng tác động không nhỏ tới HS. Đâu đó vẫn còn tình trạng HS vi phạm nội quy, thiếu lễ độ với thầy cô giáo, thờ ơ vô cảm với lịch sử, phai nhạt lý tưởng… Điều đó đòi hỏi nhà trường phải đẩy mạnh việc giáo dục đạo đức, truyền thống, đạo lý đền ơn đáp nghĩa… cho HS.

Một số mục tiêu trong giáo dục giá trị truyền thống được các trường đặt ra là HS khi ra trường có lý tưởng đẹp, yêu Tổ quốc và lòng tự hào, tự tôn dân tộc; phát triển về trí tuệ và thể chất, kỹ năng sống tốt… Do đó, việc giáo dục truyền thống cần có sự chuyển động phù hợp với thực tế; Không để HS nhìn nhận giáo dục truyền thống là những tiết dạy đạo đức khô cứng, khó nhớ, nhanh quên. 

Cô Phạm Thị Lương – Phó Hiệu trưởng Trường THPT số 1 Bắc Hà (Lào Cai) cho biết: Trong ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thương binh liệt sĩ… ngoài tổ chức cho HS trao đổi về nội dung liên quan tại trường, lớp, Đoàn thành niên còn đưa các em tới thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ. 

Được trực tiếp nghe giới thiệu về lịch sử, những hy sinh, mất mát, cống hiến của thế hệ cha anh để giữ bình yên Tổ quốc, các em vô cùng xúc động. Nhiều HS đã khóc khi đứng trước những tấm mộ liệt sĩ chưa biết tên. Các em thấy mình may mắn khi được sinh ra và lớn lên khi đất nước hòa bình. Từ đó nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, không vô cảm trước nỗi đau, mất mát trong chiến tranh. Đặc biệt, hình thành tinh thần trách nhiệm trong HS, các em sẽ thấy bản thân cần học tập tốt để xứng đáng với thế hệ đi trước và chung sức xây dựng quê hương, đất nước hôm nay.

Cô Phạm Hồng Hải, GV Trường THPT Phạm Hồng Thái (Ba Đình – Hà Nội) chia sẻ: Để giáo dục truyền thống, lịch sử đạt hiệu quả, không thể chỉ mang đến cho các em bài dạy trong SGK, hình ảnh trên mạng… Phải giúp các em được trải nghiêm thực tế, cảm nhận những giá trị truyền thống một cách trực tiếp và gần gũi sinh động. 

“Nhà trường đã tổ chức đưa HS tới thăm quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Di tích lịch sử Hỏa Lò… những nơi ghi dấu biết bao chứng tích lịch sử dân tộc. Tại đây, các em được tận mắt thấy mô hình trận địa, những tấm gương anh dũng quả cảm, sự gian khổ thế hệ cha ông xưa trải qua... Chắc chắn, các em sẽ nhớ mãi trong tâm trí và nhân lên sự biết ơn, tự hào dân tộc. 

Đặc biệt, sau buổi tham quan, giáo viên có thể yêu cầu HS viết bản thu hoạch từ thực tế, tổ chức hội thảo tọa đàm về nội dung, địa điểm vừa trải nghiệm… Đây là cách giáo dục truyền thống sinh động, hiệu quả nhất”, cô Hải bày tỏ. 

Giáo dục truyền thống: Không còn giờ học khó nhớ, nhanh quên - Ảnh minh hoạ 2
Giáo dục truyền thống với thế hệ trẻ cần sinh động, trực tiếp. Ảnh: IT

Đổi mới không ngừng

Để giáo dục truyền thống không chỉ là bài giảng trên sách vở, không khô khan cứng nhắc và thu được hiệu quả cao phụ thuộc không nhỏ vào cách tổ chức trong mỗi nhà trường.  

Cô Tô Thị Bích Liên – Hiệu trưởng Trường THCS Đông Sơn (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) cho rằng: Các nhà trường cần xây dựng một kế hoạch lồng ghép cụ thể, đưa vào quy chế chuyên môn đối với GV. Mỗi trường cần triển khai đồng bộ trong tất cả hoạt động giáo dục và có cơ chế kiểm tra đánh giá việc thực hiện và khen thưởng, khích lệ kịp thời. 

Về phía GV, ngoài truyền dạy, cung cấp kiến thức cho HS cần coi trọng và đặt lên hàng đầu nhiệm vụ giáo dục đạo đức, truyền thống, lịch sử… Không thể giao phó nhiệm vụ giáo dục truyền thống cho riêng môn học nào; cần có sự kết hợp chặt chẽ, biện chứng với nhau hoặc tích hợp liên môn hướng tới một mục đích cuối cùng là giáo dưỡng, giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách HS. 

Cô Nguyễn Hồng Hải cũng đưa ra quan điểm: Muốn giáo dục truyền thống hiệu quả, mỗi GV phải có ý thức đổi mới phương pháp giáo dục. Thầy cô có thể đưa những nội dung giáo dục truyền thống vào bài học hoặc tạo sân chơi, hoạt động nhóm một cách nhẹ nhàng, sáng tạo… chứ không thể cứng nhắc, hàn lâm. 

Ví như nhà trường có thể tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống bằng hình thức sân khấu hóa, ca múa nhạc, hoạt cảnh kịch, vũ điệu trẻ, trang phục, pano áp phích, loa phát thanh. Có nơi cho HS tham gia thi sáng tác thơ, truyện, vẽ tranh với đề tài lịch sử, giáo dục truyền thống gắn với các ngày lễ lớn... Với các hoạt động hướng về cội nguồn, báo công dâng hương, hội trại có thể tổ chức ở những địa điểm di tích lịch sử.    

Để lưu giữ, phát huy những giá trị truyền thống trong giáo dục đạo đức cho HS, các nhà trường cũng cần kết hợp gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, nhà trường giữ vai trò định hướng, uốn nắn hành vi HS theo chuẩn mực giá trị chung của xã hội. 

Cùng đó coi trọng đúng mức việc giảng dạy môn Lịch sử cũng như vị trí và vai trò của môn học này trong giáo dục truyền thống cho HS; đổi mới nội phương pháp dạy học môn Lịch sử để phù hợp, gắn việc học lịch sử với các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm tạo hiểu biết và hứng thú cho HS. 

Và đặc biệt, giáo dục truyền thống cho HS cần có sự vào cuộc đồng bộ, tích cực của đoàn thể, nhóm, câu lạc bộ… trong các nhà trường.

Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, trách nhiệm không nhỏ thuộc về những người làm công tác giáo dục, song cần thiết sự chung tay vào cuộc của các lực lượng xã hội khác mới có thể hoàn thành tốt sứ mệnh vinh quang nhưng đầy khó khăn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,079
  • Hôm nay33,035
  • Tháng hiện tại311,165
  • Tổng lượt truy cập51,667,124
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944