Giáo viên mới ra trường lương khởi điểm dự kiến khoảng 6 triệu đồng

Thứ sáu - 23/10/2020 08:07 266 0
GD&TĐ - Chính sách với nhà giáo, trong đó có chế độ tiền lương là một câu hỏi được cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội gửi tới Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ sáng 23/10.
Giáo viên mới ra trường lương khởi điểm dự kiến khoảng 6 triệu đồng

Lương mới tạo động lực, không cào bằng

Khẳng định một trong những yếu tố quyết định thành công của đổi mới giáo dục là đội ngũ nhà giáo, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết: Bộ GD&ĐT đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 732/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025". Đề án này rà soát căn bản các vấn đề liên quan đến đội ngũ nhà giáo, trong đó chế độ đãi ngộ là hết sức quan trọng.

Nhấn mạnh phải tạo được động lực cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, trong đó có thực hiện các chế độ đãi ngộ, Bộ trưởng chia sẻ: Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Thực hiện Nghị quyết số 107/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27/NQ-TW, Bộ GD&ĐT phối hợp với các Bộ/ngành liên quan xây dựng bảng lương theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo và phụ cấp ưu đãi nghề đối với viên chức ngành Giáo dục, với tinh thần đổi mới, công bằng, tạo được động lực, tránh bình quân cào bằng. Giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ngoài được hưởng lương theo vị trí việc làm thì phụ cấp theo ngành nghề, ưu đãi đặc thù cũng phải được bảo đảm.

Cũng theo Bộ trưởng, chăm sóc đội ngũ giáo viên còn được thực hiện ngay khi còn là sinh viên sư phạm. Theo đó, Bộ GD&ĐT đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 116/2020/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm. Sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường. “Đây cũng là cố gắng của Chính phủ trong điều kiện hiện nay” – Bộ trưởng cho hay.

Chia sẻ về nội dung này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết: Bộ trưởng Bộ GD&ĐT không có quyền quyết định về lương, việc đổi mới chính sách tiền lương phải trên cơ sở cân đối, tính toán kỹ lưỡng. Thông tin về chính sách lương mới chưa được công khai, nhưng Phó Thủ tướng chia sẻ, lương mới sẽ có khởi điểm cao hơn và dự kiến giáo viên mới ra trường có mức lương làm tròn dự kiến khoảng 6 triệu đồng. “Nhưng muốn cải cách tiền lương, nhất định chúng ta phải tăng trưởng, phát triển” – Phó Thủ tướng cho hay.

Giáo viên mới ra trường lương khởi điểm dự kiến khoảng 6 triệu đồng - Ảnh minh hoạ 2
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Phải tạo được động lực cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, trong đó có thực hiện các chế độ đãi ngộ.

Đổi mới giáo dục: Chuẩn hóa và hội nhập quốc tế

Trước câu hỏi về hướng phát triển của nền giáo dục Việt Nam, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, trước hết là chuẩn hóa và hội nhập quốc tế. Bộ GD&ĐT với sự tư vấn hiệu quả của các trường sư phạm đã xây dựng được bộ chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.

Các trường sư phạm căn cứ vào chuẩn đó để đào tạo, để giáo sinh hướng tới sự chuẩn hóa, không phải ra trường mới đi bồi dưỡng. Còn hoạt động bồi dưỡng thường xuyên vẫn là cần thiết, nhưng đó là bồi dưỡng để cập nhật những thông tin mới, phương pháp mới…

Về hội nhập quốc tế, Bộ trưởng cho rằng, hiện nay chúng ta hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới và giáo dục không nằm ngoài xu thế hội nhập này. Nhấn mạnh hội nhập để thành công dân toàn cầu, theo Bộ trưởng, Chương trình giáo dục phổ thông mới đã tiếp cận theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học, không phải tiếp cận theo nội dung kiến thức như chương trình cũ. Đây là cuộc cách mạng rất quan trọng. Và vì đổi mới căn bản, toàn diện nên thời gian đầu khó tránh khỏi sẽ có những khó khăn, từ nhận thức, quan điểm đến điều kiện thực hiện.

Tuy nhiên, những năm gần đây, thầy cô giáo và cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc; sự quan tâm xã hội rất lớn đó là tín hiệu đáng mừng, vừa là động lực, đôi khi là áp lực để chúng ta đổi mới ngày càng tốt lên.

Bộ trưởng cũng thông tin, sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT vừa qua, Ban Bí thư đã ghi nhận những kết quả đổi mới giáo dục tích cực; sau đó ban hành Kết luận 51 tiếp tục sự nghiệp đổi mới này. “Chúng tôi có niềm tin và hy vọng, thế hệ sinh viên ngồi đây sẽ là đội ngũ thầy cô trong tương lai để thực hiện chủ trương đổi mới, mà trước hết là đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông” – Bộ trưởng chia sẻ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập732
  • Hôm nay38,308
  • Tháng hiện tại316,438
  • Tổng lượt truy cập51,672,397
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944