Chương trình, SGk lớp 1: Chủ động chọn ngữ liệu dạy học

Thứ năm - 22/10/2020 23:50 893 0
GD&TĐ - SGK Tiếng Việt 1 được thiết kế mở, trao quyền chủ động, linh hoạt cho GV. Do vậy, việc điều chỉnh ngữ liệu được đa số GV áp dụng để phù hợp khả năng tiếp nhận của mỗi HS và điều kiện thực tế từng trường.
Chương trình, SGk lớp 1: Chủ động chọn ngữ liệu dạy học

Trao quyền chủ động cho GV

Trong khi chờ đợi chỉnh sửa, điều chỉnh từ phía tác giả và NXB về một số ngữ liệu trong SGK Tiếng Việt 1 Cánh Diều, GV nhiều trường tiểu học chọn bộ sách này đã chủ động tự tìm tòi từ ngữ, lựa chọn các văn bản khác để thay thế phù hợp với tiếp nhận của học sinh (HS).

Cô Chu Thị Uyên – Tổ phó chuyên môn khối 1 đồng thời là GV trực tiếp giảng dạy lớp 1A5, Trường Tiểu học Kim Ngọc (Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc) chia sẻ: Tôi từng dạy học theo chương trình Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục nên triển khai dạy Tiếng Việt 1 Cánh Diều nhẹ nhàng hơn nhiều. Với một số ít ngữ liệu chưa phù hợp, một mặt GV trong tổ chuyên môn cùng trao đổi và tìm ngữ liệu mới thay thế. Mặt khác, trong quá trình giảng dạy, GV được trao quyền chủ động điều chỉnh cho phù hợp theo kinh nghiệm, hiểu biết chuyên môn của mình. Miễn sao giúp HS hiểu bài và hoàn thành được yêu cầu, mục tiêu chung.

“Việc tìm ngữ liệu mới thay thế chỗ chưa phù hợp trong bài giảng không phức tạp hay gây khó cho GV; quá trình giảng dạy theo ngữ liệu mới cũng không làm mất thời gian hơn trong tiết học. Với sự chủ độ, phương pháp giảng dạy linh hoạt của GV trong các bài giảng, HS hoàn toàn có thể tiếp thu được tinh thần, yêu cầu bài học. Nếu đâu đó có ý kiến trái chiều về những ngữ liệu chưa phù hợp với HS phải chăng họ không phải là người trực tiếp giảng dạy nên chưa hiểu cặn kẽ thực tế và yêu cầu mà thôi” – cô Chu Thị Uyên bày tỏ. 

Cô Dương Thu Hằng – GV Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hai Bà Trưng – Hà Nội) có thâm niên kinh nghiệm gần 20 năm dạy lớp 1 hòa nhập (lớp có HS khiếm thị và HS bình thường cùng học) cũng cho biết: Trường chọn sách Tiếng Việt 1 Cánh Diều để dạy HS lớp 1 và chuyển đổi thành sách nổi cho HS khiếm thị. Có một số ngữ liệu khi dạy học chưa phù hợp (không sai) với tiếp nhận của HS, GV chủ động tìm nội dung khác thay thế. Mặt khác bản thân cô Hằng luôn tìm cách giải thích âm, từ theo cách dễ hiểu nhất để HS nhanh chóng tiếp thu. 

“HS lớp 1 như tờ giấy trắng, các em học và hiểu theo giải thích của GV là chính. Do đó, quan trọng nhất vẫn là sự linh hoạt, chủ động của GV trong quá trình giảng dạy để tìm ra ngữ liệu thay thế hoặc cách giải thích phù hợp nhất với HS ngay cả khi vẫn sử dụng ngữ liệu cũ trong SGK. Những “sạn” nhỏ hoàn toàn có thể thay đổi và điều chỉnh dễ dàng”– cô Dương Thu Hằng khẳng định.  

Cô Đỗ Thị Thủy – Phó Hiệu trưởng Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu cho biết: Việc thay thế ngữ liệu trong quá trình dạy học được nhà trường giao quyền tự chủ cho GV. Tuy nhiên, khi có sự điều chỉnh, đính chính một số ngữ liệu trong SGK Tiếng Việt 1 Cánh Diều từ Bộ, nhà trường sẽ dạy học theo tinh thần sửa đổi đó đồng thời điều chỉnh lại trong bộ sách nổi của HS khiếm thị. 

Cô Đinh Loan Vân – Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Nghĩa Thuận (Quản Bạ - Hà Giang) chia sẻ: Việc dạy học Tiếng Việt 1 vẫn diễn ra theo tiến độ chung. Từ đầu năm học, nhà trường quán triệt tinh thần sách giáo khoa là tài liệu tham khảo và GV được thay thế ngữ liệu bài giảng trên lớp phù hợp nhất với vùng miền và tiếp nhận của HS… nên GV đã chủ động với vấn đề này khi dạy học trên lớp để phù hợp với nhận thức HS dân tộc. 

Hơn thế, theo cô Vân do được tập huấn kĩ càng, GV tham gia dạy học lớp 1 năm đầu tiên theo Chương trình GDPT 2018 có chuyên môn vững vàng nên việc chủ động linh hoạt thay đổi ngữ liệu bài dạy nằm trong khả năng và không khó khăn. Dạy học môn Tiếng Việt 1 tại Trường PTDTBT Tiểu học Nghĩa Thuận dù ban đầu có khó khăn khách quan mang lại song đến nay cơ bản suôn sẻ. GV và HS không áp lực. 

Chương trình, SGk lớp 1: Chủ động chọn ngữ liệu dạy học - Ảnh minh hoạ 2
Cô và trò HS lớp 1A5 Trường Tiểu học Kim Ngọc (TP Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc) hào hứng với tiết Tiếng Việt. Ảnh: NTCC

Điều chỉnh… việc không khó

Từ thực tế dạy học Tiếng Việt 1 sách Cánh Diều tại Trường Tiểu học Kim Ngọc (Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc), thầy Đào Chí Mạnh - Hiệu trưởng bày tỏ quan điểm: Việc chỉnh sửa, bổ sung ngữ liệu để thay thế một số đoạn/bài đọc cho phù hợp hơn với HS lớp 1 không phức tạp và hoàn toàn có thể khắc phục bằng nhiều cách. 

SGK mang tính mở nên GV có thể chủ động thay thế sao cho phù hợp và HS dễ tiếp thu. Hơn thế, điều chỉnh một vài ngữ liệu trong bài học không vượt xa khả năng, trình độ của GV. Khi GV đã nắm vững tinh thần, yêu cầu chung của chương trình hoàn toàn có thể làm được. 

Ông Nguyễn Duy Hải - Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD&ĐT Lâm Đồng) bày tỏ: Chương trình GDPT 2018 mở, chỉ quy định yêu cầu cần đạt vào cuối năm lớp 1 chứ không quy định yêu cầu cần đạt ở từng giai đoạn học tập. Theo đó, SGK cũng được thiết kế có tính mở, trao quyền chủ động cho GV. Ở mỗi hoạt động, GV có quyền linh hoạt điều chỉnh nội dung dạy học sao cho phù hợp với nhận thức HS và điều kiện thực tế của từng trường.

Khi HS trong giai đoạn làm quen với việc học, GV có thể giảm yêu cầu cần đạt ở một số kĩ năng. Đối với kĩ năng đọc đoạn, HS đọc chưa tốt chỉ yêu cầu các em đọc được từ ngữ có chứa âm/chữ/vần mới, tiến tới đọc câu ngắn. Những HS này có thể vừa đánh vần vừa đọc…

Với các bài đọc ứng dụng, GV phải nghiên cứu kĩ SGK khi tổ chức dạy học là yêu cầu bắt buộc. Mỗi bài cung cấp kiến thức mới, các âm vần thường được thiết kế trong 2 trang, ở trang chẵn, GV cố gắng để tất cả HS được đọc, nhận diện âm, vần thông qua các hoạt động dạy học; kịp thời phát hiện, giúp đỡ các em chưa hoàn thành nội dung học tập...

Mỗi SGK có cách tiếp cận khác nhau nên khi triển khai thực hiện, GV cần nắm vững yêu cầu của chương trình, đặc điểm HS, điều kiện thực hiện của nhà trường để xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp, linh hoạt… - Ông Nguyễn Duy Hải

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập649
  • Hôm nay45,219
  • Tháng hiện tại323,349
  • Tổng lượt truy cập51,679,308
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944